Các thế lực thù
địch, phản động thường xuyên tung tin thất thiệt hoặc các luận điệu sai trái nhằm
chống phá Đảng, chống phá cách mạng và còn đường đi lên CNXH của nước ta; đặc
biệt, trước các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước chúng càng tăng cường
chống phá mạnh mẽ hơn. Đối với lĩnh vực kinh tế các thế lực thù địch, phản động
đã luôn tìm mọi cách phủ nhận tính đúng đắn, khoa học của đường lối phát triển
kinh tế do Đảng ta đã xác định. Chúng ta cần phải kiên quyết đấu tranh bác bỏ
những luận điệu sai trái này.
Luận điệu về việc
“đòi xóa bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở
nước ta”:
Trong thời gian
gần đây, các thế lực thù địch đã tăng cường đưa ra các luận điệu đòi xóa bỏ định
hướng XHCN trong Cương lĩnh, đường lối của Đảng ta. Trong rất nhiều luận điệu
đó, nổi lên là phủ nhận cụm từ “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong quá trình
phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. Chúng cho rằng, kinh tế thị trường
không thể gắn với định hướng XHCN, đồng thời chúng khẳng định kinh tế thị trường
là tự do, hãy để nó hoạt động tự do. Đây là một luận điệu hoàn toàn sai trái.
Tổng kết toàn
diện hơn 30 năm đổi mới cho thấy: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của
chúng ta là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế
thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế;
có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”.
Chúng ta có đầy đủ cơ sở khoa học để khẳng định tính tất yếu, tính đúng đắn,
sáng tạo của đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam.
Kinh tế thị trường
định hướng XHCN của chúng ta gồm nhiều thành phần kính tế và với nhiều mục tiêu
nhằm mục đích thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; tập
trung phát triển kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng
của nền kinh tế quốc dân. Chú trọng thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu
và dự trên cơ sở công hữu về nhưng tư liệu sản xuất chủ yếu; đa dạng hóa các
hình thức phân phối, trong đó phân phối theo lao động là đặc trưng cơ bản nhất.
Luận điệu “tuyệt
đối hóa kinh tế tư nhân, phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước”:
Trong hơn 30
năm đổi mới, các thành phần kinh tế ở nước ta đã song song phát triển. Nền kinh
tế tư nhân đã được Nhà nước chú trọng hỗ trợ và trở thành một động lực quan trọng
của nền kinh tế. Kinh tế nhà nước, trong quá trình phát triển đã gặt hái rất
nhiều các thành tựu nhưng cũng bộ lộ những hạn chế nhất định. Các thế lực thù địch,
phản động đã lợi dụng điều này để đưa ra các luận điệu trái chiều là tuyệt đối
hóa kinh tế tư nhân, phủ nhận vài trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Đặc trưng nổi bật
và tiến bộ của nền kinh tế của chế độ XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng so với
các chế độ xã hội khác đó là có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Đối với xã hội
tư bản, chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa giữ vị trí, vài trò thống trị
của quan hệ sản xuất, đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những bất bình đẳng
về kinh tế và áp bức về xã hội. Việt Nam ta đã bỏ qua việc xác lập địa vị thống
trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và đi thẳng lên xây dựng quan hệ sản
xuất mới dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, điều
này đã thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ xã hội XHCN mà Đảng và nhân dân ta
đang dày công xây dựng.
Kinh tế nhà nước
có vai trò quan trọng trong việc giữ vững định hướng XHCN. Bởi vì, Nhà nước ta
là nhà nước XHCN, nhà nước công nông, nhà nước của những người dân lao động. Để
giữ vững định hướng XHCN, chúng ta càng phải khẳng định kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo và thành phần kinh tế này càng phải được chú trọng phát triển
trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, chúng ta càng phải
khẳng định việc củng cố và tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
chính là biện pháp tốt nhất để giữ vững con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Là người dân Việt Nam chúng ta càng phải tính
táo và kiên quyết đấu tranh, phản bác lại các quan điểm cho rằng: nền kinh tế
thị trường ở nước ta không nên để thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
và các luận điệu cho rằng Việt Nam phải để kinh tế tư nhân dẫn dắt, định hướng,
kiểu như ở các nước tư bản. Mưu đồ sâu xa của không ngoài mục đích muốn phá hoại
thành quả cách mạng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân ta đang xây dựng./.
ĐTL-QSC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét