Luật sư Ngô Ngọc Trai viết bài “Vụ xử phạt Trác Thuý Miêu nói gì về tự do ngôn luận ở Việt Nam?” trên BBC Tiếng Việt, nội dung bài viết đã cố tình đánh tráo khái niệm giữa “chia rẽ”, “kỳ thị vùng miền” với “phản biện xã hội”!
Khi
chúng ta đọc bài viết của MC Trác Thúy Miêu đều có thể thấy được những
lời lẽ kích động, gây mâu thuẫn, kỳ thị vùng miền, chia rẽ Nam
- Bắc và đặc biệt nó cản trở việc thực hiện công tác phòng
chống dịch Covid-19 của Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi có những phản
ứng đến phản ứng gay gắt lên đến “phẫn nộ” của người dân, từ đó cơ
quan chức năng vào cuộc xử lý!
Trong
khi đó, bản thân Luật sư Ngô Ngọc Trai lại cho rằng, bài viết của MC Trác Thuý
Miêu “không đáng phạt” và “Vụ việc của bà Trác Thúy Miêu xem ra
quyền tự do ngôn luận chưa được tôn trọng bởi phía quản lý
truyền thông”???!.
Nhưng
ngược lại, có thể nói, Facebook ở Việt Nam là bức tranh phản chiếu
mức độ cởi mở về quyền tự do ngôn luận của công dân. Do
đó, chê trách quyền tự do ngôn luận của công dân qua vụ Trác
Thúy Miêu là không chính xác.
Trong
bài viết gửi BBC, vị luật sư đã đánh tráo khái niệm, kiểu đánh bùn sang
ao để bênh vực MC Trác Thúy Miêu. Ông này cho rằng đó chỉ là phản
biện xã hội, chứ không phải phân biệt vùng miền và cố tình
cho rằng việc cơ quan chức năng chấn chỉnh các phát ngôn vi phạm pháp luật,
kích động chia rẽ vùng miền là quyền tự do ngôn luận của công dân bị
xâm phạm???.
Theo
đó, luật sư Ngô Ngọc Trai viết: “Xét cho cùng những lời nói hay bài
viết vốn chỉ là ngôn từ không có khả năng gây hại gì đến
vật chất, điều cần thiết chỉ là điều chỉnh tâm lý thái độ
tiếp nhận của người nghe. Không gian mạng hiện nay là môi
trường dễ khiến người ta đưa ra những quan điểm phản biện
chê trách cho nên mỗi người cần trui rèn khả năng tiếp nhận
những tranh cãi”.
Vậy
thế nào là phản biện xã hội? Phải chăng, phản biện xã hội được xem là
hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận của của công dân.
Ở Việt Nam, phản biện xã hội được tôn trọng, khuyến khích
nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ hóa trong đời sống chính trị
xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền.
Theo
nghĩa nguyên bản, phản biện xã hội là việc phân tích, đánh giá,
lập luận, tranh luận có tính chất độc lập, khoa học của các
lực lượng xã hội (bao gồm cá nhân hoặc tổ chức trong xã
hội) nhằm khẳng định hoặc bác bỏ, hay đề xuất sửa đổi chính
sách, từ đó giúp cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh
chính sách phù hợp hơn với lợi ích chung của cộng đồng.
Một
bài phản biện phải hội đủ các tiêu chí đó là: Mang tính khoa học,
có tính xây dựng; vì lợi ích của cả xã hội, của cộng đồng;
khách quan, trung thực; tạo ra hiệu ứng xã hội tốt, làm thay
đổi xã hội theo chiều hướng tích cực.
Đối
chiếu với các tiêu chí trên, bài viết của MC Trác Thúy Miêu không
phải là bài phản biện vì:
-
Thứ nhất, bài viết không hướng tới việc xem xét, lập luận,
phân tích một cách khoa học để từ đó lựa chọn hoặc đề xuất
phương án thay đổi hiện thực theo hướng tích cực. Bởi đây là bài
viết không có tinh thần xây dựng, gây mâu thuẫn, chia rẽ vùng
miền và kỳ thị xã hội; làm ảnh hưởng tới nỗ lực phòng
chống Covid - 19 ở Việt Nam.
-
Thứ hai, bài viết của MC Trác Thúy Miêu hoàn toàn không xuất
phát từ mục tiêu cao nhất là vì lợi ích chung của cộng đồng
và tạo ổn định xã hội, nhất là trong bối cảnh Thành phố Hồ Chí
Minh đang cần sự chung tay của cả nước để chống dịch; làm giảm
sự nhiệt huyết của không chỉ các sinh viên đại học kỹ thuật Y
Dược Hải Dương mà tác động xấu tới toàn bộ xã hội… từ đó,
mang lại tác động xấu với xã hội. Như vậy, đây không phải là
phản biện xã hội.
-
Thứ ba, một bài phản biện xã hội phải thể hiện tính độc
lập, khách quan, trung thực. Với tiêu chí này, bài viết của MC
Trác Thúy Miêu đã không đạt, cho dù nó là góc nhìn độc lập, nhưng
lại dựa trên những thông tin thiếu khách quan, thiếu trung thực.
Còn việc “Chảnh chọe” thì đó là do bà MC Trác Thúy Miêu tự cảm
thấy, tự nghĩ ra trước phản ứng của sinh viên khi người dân
đòi hỏi khám ngay. Cần nói thêm, phòng dịch khác với vui chơi
giải trí, đó là công việc nghiêm túc cần đến kỷ luật cao và
kiến thức chuyên ngành. Ở đây các sinh viên không thể tự làm
khi mà chưa được trưởng đoàn, các thầy cô cho phép. Đó là lẽ thường tình!
-
Thứ tư, phản biện xã hội là hoạt động có tính lan tỏa, tạo hiệu
ứng tích cực cho xã hội, xuất phát từ tâm huyết của người
phản biện và phải được sự ủng hộ, đồng tình của dư luận,
được khuếch tán tự nhiên trong đời sống xã hội. Mức độ ảnh
hưởng của phản biện xã hội đến đâu trong đời sống xã hội
cũng chính là một trong những thước đo cho hiệu quả và chất
lượng của hoạt động phản biện xã hội. Trong khi đó, bài viết
của MC Trác Thúy Miêu không phải là phản biện như vị luật sư đã
viết trên BBC. Việc xử lý những phát ngôn này là cần thiết để trả lại môi
trường trong sạch cho mạng xã hội!
Đây
là những luận điệu xuyên tạc cần phải nhận diện và bác bỏ!
LXD
– H3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét