Pages - Menu

Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021

“NHÂN QUYỀN CAO HƠN CHỦ QUYỀN” - BẢO BỐI CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC VÀ CÁC THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG

 

Những năm gần đây, các thế lực đế quốc với luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền” đã sử dụng sức mạnh đồng minh tự khoác cho mình là người “đại diện cộng đồng quốc tế”, trên danh nghĩa của một tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh - Liên hợp quốc, ngang nhiên tiến công vũ trang chống các quốc gia độc lập có chủ quyền. Các cuộc tấn công của các thế lực đế quốc, hiếu chiến chống các quốc gia độc lập có chủ quyền trong thời gian gần đây là những biểu hiện rõ nét về một liên minh đế quốc khổng lồ triển khai luận thuyết đó trên thực tế. Những chiếc áo “đạo đức”, những lý do “nhân đạo”, “nhân quyền” được chúng tung ra hòng che lấp bản chất phản nhân đạo, phi nhân quyền của cuộc chiến tranh do chúng phát động. Luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, cho đến nay vẫn là một bảo bối được các thế lực phản động, hiếu chiến thường xuyên sử dụng đe dọa, can thiệp và tiến công một quốc gia, dân tộc nào đó trên thế giới mà chúng cho là “vi phạm nhân quyền”.

Nêu cao cảnh giác, vạch rõ thực chất của luận thuyết này để thấy được tính chất phản động về chính trị và phản khoa học nhằm nêu cao ý chí quyết tâm chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của mình, đồng thời là cơ sở cho việc tạo lập một mặt trận rộng rãi chống đế quốc và các thế lực hiếu chiến của cộng đồng quốc tế.

Nhân quyền là quyền con người và quyền con người ấy bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời với quyền thiêng liêng của cả dân tộc. Mọi sự tách ra hoặc đối lập quyền của con người với quyền quốc gia, dân tộc đều là sai lầm cả về lý luận và thực tiễn, sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hại. Không phải ngẫu nhiên khi đọc “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn ra những mệnh đề bất hủ về quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776, trong tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, và gắn quyền con người được tuyên bố ấy với quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đề có quyền bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”[1]. Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, cũng như tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho con người và cho các dân tộc những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Sự thống nhất, gắn bó giữa quyền con người và quyền dân tộc đã được “Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền” của Liên hợp quốc năm 1948 khẳng định và tiếp tục được nhấn mạnh trong nhiều Tuyên ngôn, công ước sau đó. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 cam kết tôn trọng và bảo đảm quyền của tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, dân tộc; đồng thời cũng nhấn mạnh, tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết, tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa.

Nhân quyền là một giá trị cao quý của nhân loại đã được thừa nhận; quyền độc lập, tự do của các quốc gia, dân tộc là một giá trị thiêng liêng đã được cả thế giới thừa nhận; sự thống nhất và gắn bó giữa quyền con người và quyền dân tộc là một tất yếu đã được lịch sử loài người xác thực. Những giá trị cao quý, thiêng liêng được thừa nhận đó không phải do ai “ban cho”, không phải từ “trên trời rơi xuống”, mà là kết quả đấu tranh liên tục, bền bỉ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, của nhân loại tiến bộ, của các quốc gia, dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Con người bao giờ cũng sống trong một cộng đồng nhất định; khi dân tộc xuất hiện thì con người sống trong và gắn bó với cộng đồng dân tộc, mang tâm hồn, cốt cách của dân tộc đó, có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ sự tồn tại, phát triển của dân tộc. Không thể tách và đối lập quyền con người với quyền dân tộc, cũng không thể mượn cớ “vì nhân quyền”, vì con người để xâm phạm độc lập, chủ quyền của các quốc gia, dân tộc. Vì thế, luận thuyết “Nhân quyền cao hơn chủ quyền”, từ trong bản chất đã là một luận thuyết sai lầm và phản động, thực chất nhăm biện minh cho những hành động xâm lược, phi nhân tính của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực hiếu chiến.

Trong bối cảnh lịch sử mới của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc hiện nay, khi mà tương quan so sánh lực lượng trên thế giới còn có lợi cho chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, bất lợi đối với các lực lượng cách mạng, hòa bình và tiến bộ, thì luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền” mà các thế lực hiếu chiến đem ra thực thi trên thực tế càng trở nên nguy hiểm. Tính chất nguy hiểm đó biểu hiện ở chỗ, nó dễ gây nên sự ngộ nhận, sự nhầm lẫn ở một số người trong việc xem xét bản chất chính trị, tính chất của chiến tranh. Bằng sức mạnh kinh tế, quân sự của mình, với sức mạnh và áp lực của liên minh đế quốc khổng lồ, luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền” của chủ nghĩa đế quốc có vẻ càng có “sức thuyết phục” hơn.

Việc chủ nghĩa đế quốc phát động tiến công xâm lược một quốc gia độc lập có chủ quyền nào đó thì lại có thể bị ngộ nhận đó là hành động vì “hòa bình”, vì sứ mạng cao cả “cứu nhân dân ra khỏi thảm họa nhân quyền”; còn các quốc gia dân tộc bị tiến công bị xem là những người tạo ra “nguyên cớ”, là nguyên nhân chủ yếu gây ra chiến tranh. Vì thế, người ta cố tình và ráo riết yêu cầu các quốc gia dân tộc phải “giải quyết các vấn đề dân chủ, nhân quyền”, nếu không thì sẽ bị cấm vận, bị phong tỏa, sẽ bị tiến công lắng quân sự. Tất nhiên, việc giải quyết các vấn đề dân chủ, nhân quyền ấy, thậm chí cả những vấn đề nhân sự trong giới lãnh đạo của các nước là phải theo những giá trị “dân chủ” nhân quyền và lập trường, quan điểm của chủ nghĩa đế quốc, mà trong không ít trường hợp lại được mượn danh đại diện cho cả cộng đông quốc tế, cho Liên hợp quốc.

Tình hình đó làm cho cuộc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền, bảo vệ những giá trị dân chủ, nhân quyền của mình, bảo vệ cuộc sống yên lành của nhân dân ở các nước càng trở nên khó khăn, phức tạp. Nếu không vạch rõ tính chất phản động, phản tiến bộ của luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, nếu không làm cho nhân dân thấy rõ bản chất phản động, hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc, thấy được tính chất phi nghĩa của cuộc tiến công xâm lược của chúng, thấy được tính chất chính nghĩa cao cả, vì đạo lý của cuộc chiến tranh chống xâm lược của nước mình, thì các quốc gia dân tộc không thể giành được thắng lợi.

Không thể đối lập nhân quyền với chủ quyền, mượn danh “vì nhân quyền” để xâm phạm chủ quyển, cũng không thể mượn danh “vì chủ quyền” mà vi phạm nhân quyền. Cố tình lợi dụng vấn đề nhân quyền mà vi phạm độc lập chủ quyền của quốc gia dân tộc khác; hoặc cố tình mượn danh nghĩa bảo vệ “lợi ích, chủ quyển quốc gia” ngoài biên giới để đem bom đạn và chết chóc, đau thương cho dân tộc khác, giết bại dân lành của quốc gia khác đều là những hành động phi nhân quyền, phản nhân loại, và nhất định sẽ bị thất bại.

Cho dù luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền” có được che giấu kín đáo và tinh vi đến đâu nhưng chắc chắn rằng, nhân loại tiến bộ sẽ ngày càng nhận rõ bộ mặt thật của chủ nghĩa để quốc, càng thấy rõ bản chất hiếu chiến, xâm lược và phản động của chúng và càng đoàn kết hơn trong mặt trận đấu tranh chung chống cường quyền, chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ độc lập chủ quyền và những giá trị nhân quyền đích thực của mình./.

                                                                              T.H.H - H2



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2015, tập 4, tr.1.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét