Thực tế cho thấy, rất đông cán bộ, đảng viên hiện nay chưa có điều kiện học tập, nghiên cứu thấu đáo về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy mà hiểu biết về bản chất, biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội cũng còn rất mức độ. Vì thế, muốn bảo vệ những tư tưởng cơ bản về xây dựng Đảng hiện nay, trước hết phải hiểu Ph.Ăng-ghen về chống chủ nghĩa cơ hội...
CUỘC
"ĐẤU TRANH SỐNG MÁI"
Từ
những năm 70 của thế kỷ XIX, khi Chủ nghĩa Mác giành được địa vị thống trị về mặt
lý luận trong phong trào công nhân đến nay, các nhà lý luận tư sản và tiểu tư sản
đã ngày càng tìm cách đưa các loại tư tưởng của họ xâm nhập vào nội bộ phong
trào công nhân dưới hình thức hoạt động cơ hội chủ nghĩa đủ màu sắc với nhiều
thủ đoạn và mánh khóe. Những năm 90 của thế kỷ XIX, nhất là từ khi Mác qua đời,
trong phong trào công nhân và nội bộ các đảng của giai cấp công nhân, chủ nghĩa
cơ hội lại càng phát triển ở khắp nơi. Về mặt triết học, những nhà lý luận cơ hội
chủ nghĩa đã dùng chủ nghĩa duy vật tầm thường thay cho chủ nghĩa duy vật lịch
sử, dùng thuyết tiến hóa tầm thường thay cho phép biện chứng cách mạng. Về mặt
chính trị, họ dùng chủ nghĩa cải lương xã hội thay thế cho học thuyết đấu tranh
cách mạng của Mác, họ cổ vũ cho cái gọi là “xã hội hiện đại đẻ ra chủ nghĩa xã
hội”(ý nói chủ nghĩa tư bản hiện đại tự chuyển hóa thành chủ nghĩa xã hội-Tg).
Về mặt tổ chức, họ mưu toan đưa đảng từ chỗ là đội tiền phong của giai cấp công
nhân biến thành đảng tiểu tư sản.
Muốn
bảo vệ và truyền bá Chủ nghĩa Mác, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của phong
trào công nhân thì phải kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cơ hội. Sứ mạng nặng
nề đó được đặt lên vai Ph.Ăng-ghen. Ông đã phân tích sâu sắc nguồn gốc sinh ra
chủ nghĩa cơ hội từ các mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng và lịch sử. Ông chỉ
rõ: Một mặt, sự đàn áp tàn khốc của giai cấp thống trị làm cho những kẻ ý chí bạc
nhược sợ hãi, quỳ gối van xin. Mặt khác, bọn thống trị ở các nước Âu, Mỹ áp dụng
một chính sách nới lỏng tự do trên một số mặt nào đó với phong trào công nhân,
khiến cho họ có ảo tưởng cải lương chủ nghĩa, một loại công đoàn “vàng” xuất hiện
làm tay chân cho giới chủ, quay lưng lại với lợi ích của phong trào công nhân.
Về mặt chủ quan, do phong trào cộng sản phát triển mau lẹ, nhiều đảng viên mới
chưa kịp học tập một cách có hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học cho nên
không thể nhận ra bộ mặt thật của chủ nghĩa cơ hội, ngược lại còn tiếp thu hoặc
truyền bá những tư tưởng phản động của chủ nghĩa cơ hội. Ph.Ăng-ghen cho rằng về
cơ bản, tư tưởng và quan điểm của chủ nghĩa cơ hội là quan điểm tư tưởng tư sản,
các phần tử cơ hội chủ nghĩa là cái đuôi của giai cấp tư sản, họ tạo ra một “mặt
trận tư sản” trong phong trào công nhân và trong đảng công nhân. Nó cổ vũ một
thứ chủ nghĩa mơ hồ, làm tê liệt tư tưởng và ý chí đấu tranh của công nhân, nó
làm cho phong trào công nhân đi vào con đường sai lầm, chia rẽ, mất đoàn kết,
đưa phong trào đến chỗ thất bại. Theo Ph.Ăng-ghen, cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa cơ hội, dưới bất kỳ biểu hiện nào của nó đều là cuộc “đấu tranh sống mái”
và có tính lâu dài (1).
CUỘC
CHIẾN ĐẤU CHỐNG "NHỮNG CON THỎ RỪNG"
Ph.Ăng-ghen
vạch rõ: Có chủ nghĩa cơ hội tả khuynh và chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh:
Chủ
nghĩa cơ hội tả khuynh khư khư biến Chủ nghĩa Mác thành một thứ giáo lý chết cứng
như kinh thánh của tôn giáo, làm cho Chủ nghĩa Mác mất sức sống, cứng nhắc và
không sáng tạo, xa rời đời sống thực tiễn, gần gụi với chủ nghĩa giáo điều, máy
móc, rập khuôn. Nó ảo tưởng trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một phong
trào bất chấp những điều kiện chủ quan và khách quan thực tế hiện có, làm cho Đảng
thoát ly quần chúng, mạo hiểm làm bừa. Chủ nghĩa cơ hội tả khuynh làm cho những
nhà lãnh đạo phong trào công nhân rất dễ rơi vào chủ quan, duy ý chí, không nắm
vững quy luật khách quan.
Chủ
nghĩa cơ hội hữu khuynh làm mờ nhạt, suy yếu, thủ tiêu nội dung cách mạng của
Chủ nghĩa Mác, nó “tuyên truyền trong công nhân thứ chủ nghĩa xã hội lửng lơ
bên trên lợi ích giai cấp của họ, bên trên đấu tranh giai cấp và ra sức điều
hòa theo tinh thần nhân đạo cao cả những lợi ích của hai giai cấp đang đấu
tranh với nhau”(2), biến Chủ nghĩa Mác thành cái mà ngay cả giai cấp tư sản
cũng có thể chấp nhận được. Vì thế, Ph.Ăng-ghen đã nói rằng, chủ nghĩa cơ hội
biến Chủ nghĩa Mác thành một thứ “Chủ nghĩa Mác” bị xuyên tạc méo mó”(3). Chủ
nghĩa cơ hội hữu khuynh làm cho giai cấp công nhân chỉ chạy theo những lợi ích
nhỏ nhặt trước mắt, xa rời mục tiêu đấu tranh xóa bỏ chế độ bóc lột. Chúng ta cần
đặc biệt lưu ý chỉ dẫn sau đây của Ph.Ăng-ghen: “Vì những lợi ích nhất thời
hàng ngày mà quên đi những quan điểm chủ yếu lớn, chạy theo những thành công chốc
lát và đấu tranh cho những thành công chốc lát mà không tính đến những hậu quả
về sau, hy sinh tương lai của phong trào vì hiện tại, tất cả những việc ấy có
thể xuất phát từ những động cơ “thành thật”. Nhưng đó là và sẽ vẫn là chủ nghĩa
cơ hội, mà chủ nghĩa cơ hội “thành thật” có lẽ lại là thứ chủ nghĩa cơ hội nguy
hiểm hơn hết cả”(4).
Cả
hai biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội nói trên cho đến nay không những vẫn đang tồn
tại đó đây trong đời sống của Đảng Cộng sản ở thời hiện tại mà nó còn phát triển
rất tinh vi, đủ màu sắc dưới chính thể cộng hòa dân chủ do Đảng Cộng sản cầm
quyền. V.I.Lênin cho rằng, khi Đảng Cộng sản đã trở thành đảng chấp chính thì bọn
cơ hội ra sức thích ứng với trào lưu thịnh hành trong công nhân: “Họ thay màu đổi
sắc để ẩn nấp được dễ dàng hơn, như con thỏ rừng, về mùa đông thay lông thành
màu trắng”(5). Lời chỉ dẫn của V.I.Lênin đã một mặt minh chứng cho luận điểm
khoa học của Ph.Ăng-ghen về chủ nghĩa cơ hội; mặt khác, cho chúng ta thêm hiểu
biết để nhận rõ những phần tử cơ hội trong phong trào cách mạng đương đại: “Bất
cứ một người cơ hội chủ nghĩa nào cũng đều có khả năng thích ứng như vậy”(6) và
cái kiểu thích ứng như con thỏ rừng ấy là nguyên tắc sống còn của bọn chúng.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh gọi những phần tử cơ hội chủ nghĩa là bọn đầu cơ. Bọn đầu cơ
thực ra chỉ là bọn cơ hội chủ nghĩa thực dụng, chúng không có lý luận, chúng chỉ
tìm cách “thích nghi” và luồn lách xuất phát từ bản chất của nó là mưu lợi cá
nhân, là thói ích kỷ, vụ lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng bọn đầu cơ cũng giống
như là bọn phản động, nó “là địch nhân lọt vào trong Đảng để phá hoại”(7). Nó
dùng mọi thủ đoạn như xu nịnh, đút lót, hối lộ, tâng bốc, bênh che, cánh hẩu, ô
dù, phe cánh, gian dối... để chui sâu, leo cao, miễn sao nắm được quyền lực để
mưu vinh thân phì gia...
NHẬN
DIỆN CHỦ NGHĨA CƠ HỘI HIỆN NAY
Nằm
sâu trong những nguy cơ, quốc nạn đối với chúng ta hôm nay đều lấp ló hình ảnh
những phần tử cơ hội chủ nghĩa. Có lúc nó hiện nguyên hình khi bị lôi ra ánh sáng,
trước công luận, thậm chí trước vành móng ngựa; nhưng lại có một số không nhỏ vẫn
mũ áo xênh xang, “miệng nam mô nhưng bụng một bồ dao găm”. Bệnh quan liêu, tệ
tham nhũng và thói vô trách nhiệm mà một số không nhỏ người có chức, có quyền mắc
phải là một ví dụ. Chính những phần tử cơ hội chưa bị đưa ra ánh sáng, vẫn đang
tồn tại trong bộ máy của chế độ ta mới là nguyên nhân cơ bản gây ra những yếu
kém của Đảng và Nhà nước mà ngay từ Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt
Nam đã chỉ rõ: “... một bộ phận không nhỏ thoái hóa, biến chất. Dân chủ ở nhiều
nơi bị vi phạm, kỷ cương phép nước chưa nghiêm. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí
còn nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách
nhiệm của bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức”(8); “nổi lên là sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên diễn ra nghiêm trọng, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn,
đẩy lùi”(9). Những biểu hiện trên vẫn tiếp tục, thậm chí ngày càng nghiêm trọng
như hai Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI và khóa XII đã chỉ rõ.
Những
phần tử cơ hội có nhiều mánh khóe, biểu hiện ra ở rất nhiều dáng vẻ khác nhau:
-
Rất phổ biến là tệ chạy chức, chạy quyền, "mua quan, bán chức", biến
chức vụ của nhân dân giao cho mình thành "hàng hóa" để mưu lợi, trục
lợi, kinh doanh.
-
Một biểu hiện khá phổ biến nữa là thói quen “hội” nhưng không “nghị” như Bác Hồ
từng nhắc nhở, nghĩa là hội họp thì nhiều nhưng thảo luận, tranh luận thì ít,
người chủ trì thì đưa ra lấy ý kiến chiếu lệ, cốt sao áp đặt được ý mình, hợp
pháp hóa ý muốn chủ quan của mình, còn các thành viên thì một bộ phận tán
dương, a tòng, chiều nịnh ý của người đứng đầu, không dám bộc lộ chủ kiến của
mình; một bộ phận thì vô trách nhiệm “sao cũng mặc kệ, sao cho xong chuyện thì
thôi”(10); một bộ phận nữa tuy có hiểu biết nhưng thiếu dũng khí đấu tranh, thấy
sai đúng nhưng không dám tỏ bày ý kiến nên giữ thái độ “ai mặc kệ ai... trong Đảng,
còn nhiều người giữ thái độ đó, nhất là khi cấp dưới đối với cấp trên. Thái độ
đó thường sinh ra thói “không nói trước mặt, hục hặc sau lưng”. Nó gây nên sự uất
ức và không đoàn kết trong Đảng. Nó để cho bọn vu vơ có thể chui vào hoạt động
trong Đảng. Nó để cho khuyết điểm ngày càng chồng chất lại và phát triển
ra”(11).
-
Biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội “thành thật” như Ph.Ăng-ghen đã nêu mà ông cho
là nguy hại nhất vẫn tồn tại trong một số công việc của Đảng và Nhà nước ta hiện
nay. Ví như, trong một số vụ việc đã không tính toán đầy đủ, thận trọng những ảnh
hưởng về cả kinh tế-xã hội, môi trường và dân sinh nên không ít các chương
trình, dự án được đề ra một cách chủ quan nóng vội gây lãng phí lớn và tác hại
nhiều mặt cả trước mắt và lâu dài.
-
Cổ xúy cho lối sống xa hoa, lãng phí của gia đình cán bộ cấp cao. Những người cơ
hội cho rằng, cán bộ cấp cao là tinh hoa của Đảng, của chế độ, cho nên gia đình
cán bộ cấp cao xứng đáng được "ăn trên ngồi trốc", con em lãnh đạo
làm lãnh đạo là hồng phúc của dân tộc nên "ưu ái" một chút trên
"quan lộ" là chuyện bình thường... Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
hơn một lần nhắc nhở rằng: "Suy nghĩ của người sống trong lâu đài khác xa
ý nghĩ của những kẻ sống trong một túp lều tranh". Sự chênh lệch giàu
nghèo là điều khó tránh trong bất cứ xã hội nào. Nhưng những người cộng sản
chân chính khác xa những người cơ hội chủ nghĩa “thành thật” là ở chỗ họ quyết
tâm và biết cách xóa dần đi sự nghèo đói, bệnh tật và thất học cho số đông, họ
biết tạo ra một đời sống ngày một đủ đầy cho tất cả những người lao động.
Bảo
vệ Đảng, bảo vệ những tư tưởng cơ bản về xây dựng Đảng, chúng ta phải kiên quyết
chống lại những biểu hiện nói trên của chủ nghĩa cơ hội.
(1) C. Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, tập 33,
NXB CTQG, HN.1997, tr.782.
(2)
Sđd, tập 21, tr.382.
(3,
4) Sđd, tập 22, tr.113, 346.
(5,
6) V.I.Lênin, Toàn tập, tập 44, NXB CTQG, M.1978, tr.153.
(7)
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, NXB CTQG, H.2002, tr.264.
(8,
9) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB
CTQG, H.2006, tr.175, 174.
(10,
11) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, NXB CTQG, H.2002, tr.264, 265.
TVV-H4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét