Pages - Menu

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2021

ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI NHỮNG ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG COVID-19 CỦA VIỆT NAM

 

Thời gian gần đây trên các trang mạng xã hội, có rất nhiều bài viết về công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Bên cạnh những phân tích, đánh giá đúng đắn, khách quan như Chính phủ đề ra hệ thống các giải pháp quyết liệt, thì vắc xin phòng Covid-19 được xác định là chìa khóa quan trọng nhất để chấm dứt đại dịch. Ngay từ đầu tháng 8 năm 2020, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, Bộ Y tế đã chủ động kết nối, bàn trực tiếp với nhà sản xuất trong và ngoài nước về vắc xin phòng dịch. Đồng thời, qua các kênh ngoại giao, đến nay Việt Nam đã có một số nguồn vắc xin: Covax Facilily, AstraZeneca và Pfizer. Ngoài ra, Việt Nam còn nhận được sự viện trợ của một số tổ chức và quốc gia khác trên thế giới.

Tuy nhiên, bên cạch đó vẫn còn có những luận điệu cố tình xuyên tạc tình hình chống dịch Covid-19 và phủ nhận nỗ lực phòng, chống dịch của Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Như bài của Nguyễn Đông Phong, Nguyễn Huy Vũ đã vu cáo, xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch của Việt Nam, bằng cách đưa ra số liệu về các ca lây nhiễm tăng cao ở một số địa phương, cùng với những lời lẽ cho rằng để xảy ra tình trạng trên là do Việt Nam đã cố tình “che giấu”, “bưng bít” thông tin về số ca lây nhiễm, rồi “chiến lược vắc-xin chậm được triển khai ở tất cả các khâu… không có kế hoạch về việc tiêm vắc-xin”. Rõ ràng đây là những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật hòng gây sự hoài nghi, tâm lý hoang mang trong dư luận về tình hình phòng, chống dịch.

Đây là những lời lẽ thiếu khách quan, phiến diện của kẻ bất mãn chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Bởi thực tế cho thấy các cuộc họp từ cấp Chính phủ đến các Bộ, ngành, địa phương về đại dịch Covid-19 đều được truyền hình, báo chí thông tin đầy đủ. Bộ Y tế hàng ngày đều có tin nhắn đến từng số điện thoại của người dân để cập nhật tình hình dịch bệnh, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm và các chính sách phòng, chống của Chính phủ. Điều này giúp từng người dân Việt Nam thấy được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và nâng cao nhận thức phòng tránh. Cho nên, nói Việt Nam “che giấu” thông tin dịch bệnh là vô căn cứ, không thể chấp nhận được.

Từ khi có dịch covid-19 cho đến nay, đợt dịch này ở Việt Nam là lần thứ 4 thực tế cho thấy dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, công tác truyền thông thông tin đã góp phần tạo đồng thuận xã hội, niềm tin của nhân dân, khơi dậy tinh thần dân tộc, yêu nước để phòng, chống dịch, công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống Covid-19 được triển khai hiệu quả trên tất cả các hình thức như: Truyền hình, báo chí, qua tin nhắn SMS, truyền thông trên tất cả các loại hình mạng xã hội, các ứng dụng trên nền tảng internet, các lực lượng tham gia chống dịch cấp thôn, bản, xã, phường “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng hộ” để đảm bảo không có trường hợp nhiễm bệnh mà không được phát hiện. Đặc biệt, những thông tin về các tấm gương bác sỹ, nhân viên y tế, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, tình nguyện viên… đang nỗ lực ngày đêm bất chấp hiểm nguy chống dịch, đều được báo chí, truyền thông đưa tin kịp thời. Báo chí, đã tiếp thêm động lực, sức mạnh cho các cán bộ, chiến sĩ ở tuyến đầu chống dịch, động viên, khuyến khích người dân bình tĩnh, chủ động, nâng cao ý thức phòng dịch. Chính những thông tin chính xác, kịp thời, minh bạch đã đập tan những luận điệu sai trái, xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo Việt Nam “bưng bít” thông tin dịch bệnh của những kẻ như Đông Phong...

  Thực tiễn công tác phòng chống dịch của Việt Nam được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các nước trên thế giới như: Mỹ, Anh, Đức… đánh giá cao về tính minh bạch thông tin của Chính phủ Việt Nam trong hoạt động phòng, chống dịch Covid-19. Các nước này đều nhấn mạnh: “Mức độ tín nhiệm của Chính phủ Việt Nam trong phòng chống đại dịch Covid-19 được xếp ở mức độ cao nhất thế giới. Một tờ báo nổi tiếng ở Anh cho biết: “Tính kịp thời là yếu tố đầu tiên và then chốt nhất trong số những lý do khiến Việt Nam thành công khi đối phó với Covid-19”. Đó là, những nhìn nhận, đánh giá khách quan về sự nỗ lực của Chính phủ và người dân Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch covid-19 đạt được thành công nhất định, đâu như những kẻ “lạc loài” như kiểu Đông Phong cố tình bôi nhọ, nói xấu, xuyên tạc tính minh bạch thông tin của Việt Nam. Hành động và những lời nói của y cần lên án, bác bỏ, đấu tranh kịp thời.

  Chủ động nhận diện và đấu tranh chống lại những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 là một cách thức hữu hiệu để giúp cho mỗi người dân Việt Nam nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, tinh thần cảnh giác cách mạng. Mỗi người dân cần phải tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa quy định “5k” + tiêm vaccine của Chính phủ, những khuyến cáo của Bộ Y tế, quy định của địa phương, khu vực cách ly, đồng thời tăng cường “miễn dịch” với những thông tin xấu, độc trong thời gian vừa qua./.

TXD-H2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét