Tự do ngôn luận, báo chí là những quyền cơ bản của chế độ ta đã được luật định. Tuy nhiên, thời gian qua xuất hiện nhiều bài báo trên các trang mạng xã hội có những đánh giá đi ngược lại với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam. Đáng chú ý là luận điệu của đối tượng có tên là Song Chi, bà cho rằng: Ở Việt Nam, số lượng báo chí nhiều và một đội ngũ nhà báo đông đảo, nhưng hoàn toàn không có tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Song Chi xin “tị nạn chính trị” tại Nauy
Như chúng ta đều biết, Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý kiến mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên giới”. Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, chúng ta tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Ngay từ ngày 9/11/1946, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp, trong đó, quyền tự do ngôn luận được hiến định ở Điều thứ 10: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Trong các bản Hiến pháp các năm 1959, 1980, 1992 và 2013 đều khẳng định và hiện thực hóa quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Điều 25 Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Để
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ngày càng được bảo đảm, thực thi trong thực
tế đời sống, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Tiếp cận thông tin và Luật Báo
chí sửa đổi năm 2016. Trong đó, Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin quy định: “Mọi
công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp
cận thông tin; thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp
thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân;
Có
thể khẳng định, từ khi ra đời đến nay, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm và thực
hiện tốt quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tuy nhiên, tự do ngôn luận, tự
do báo chí đều có những giới hạn nhất định, không phải là tự do quá trớn.
Những
luận điệu xuyên tạc, vu khống của Song Chi thực chất là những âm mưu, chiêu trò
cũ rích của bọn phản động, mang dòng máu Việt nhưng thay lòng, đổi dạ, đi ngược
lại với lợi ích của Quốc gia, dân tộc. Chúng ta hãy cảnh giác và kiên quyết đấu
tranh với những luận điệu trên.
Mai
Duyên – H1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét