Những năm gần đây, khái niệm “xã hội dân sự” xuất hiện trên các diễn đàn, báo chí, truyền thông xã hội với tần suất ngày càng nhiều hơn. Một số học giả tư sản trên thế giới có quan điểm chống cộng rất đề cao vai trò của “xã hội dân sự” trong các cuộc “cách mạng màu” lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Giữa những năm
80 của thế kỷ XX, ngay sau khi khởi xướng cải tổ với việc M. Goócbachốp chủ trương
“công khai hóa” và “dân chủ hóa”, các tổ chức đoàn thể phi chính thức và các ấn
phẩm tuyên truyền cho tự do hóa tư sản với nhiều hình thức đã mọc lên “như nấm
sau mưa” ở Liên Xô. Với thái độ ủng hộ của M. Goócbachốp ngày càng có nhiều tổ
chức đoàn thể chống đối Đảng, chính quyền Xô viết được công khai hóa, hợp pháp
hóa. M. Goócbachốp không những cho phép các tổ chức đoàn thể phi chính thức tồn
tại mà còn cổ vũ thành lập các đảng phái, từng bước thực hiện chế độ đa đảng.
Các đảng đối lập đã ra đời và sau đó đã giành được chính quyền tại một loạt địa
phương với cái tên gọi là “bầu cử tự do” là hệ quả trực tiếp của chính sách nêu
trên. Những tổ chức này trắng trợn xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ, hạ bệ các nhà
lãnh đạo Liên Xô trước đây, phủ nhận thành tựu của chủ nghĩa xã hội, ngang
nhiên hô hào chống chế độ và Nhà nước Xôviết. Đây là một trong những nhân tố trực
tiếp dẫn đến sự tan rã của Liên Xô.
Ở Đông Âu, ngay
từ những năm 80 của thế kỷ XX, ở một số nước đã hình thành các công đoàn, hội
có xu hướng tách khỏi sự quản lý của Nhà nước, đối lập với chính quyền, hoạt động
với danh nghĩa là “tổ chức xã hội dân sự” nhân danh bảo vệ công nhân, bảo vệ
các quyền dân sự. Thông qua việc lôi kéo quần chúng, với sự hỗ trợ từ nước
ngoài, một số tổ chức Công giáo, được kích hoạt thêm bởi các chính sách “công
khai hóa”, “dân chủ hóa” và chính sách đối ngoại với đồng minh của M. Goócbachốp,
những tổ chức này nhanh chóng chuyển hóa thành tổ chức chính trị đối lập, đóng
vai trò chủ yếu trong việc hạ bệ uy tín của Nhà nước, thúc đẩy hình thành chế độ
đa đảng và giành chính quyền thông qua cái gọi là “bầu cử dân chủ”. Các cuộc
“Cách mạng đường phố” tại các khu vực Trung Đông - Bắc Phi hay “cách mạng
nhung”, “cách mạng màu” ở một số nước thuộc không gian hậu Xôviết thời gian qua
cũng cho thấy vai trò của các cơ quan đặc biệt nước ngoài trong việc hỗ trợ các
tổ chức xã hội dân sự trong nước lôi kéo, kích động quần chúng lật đổ các chính
thể hợp pháp, gây nên tình trạng khủng hoảng chính trị, thậm chí có nước còn
lâm vào cảnh chia rẽ, xung đột triền miên, lãnh thổ bị chia cắt lâu dài.
Chúng ta không
thể phủ nhận vai trò nhất định của các tổ chức xã hội, hiệp hội, quỹ, diễn đàn...
nhất là khả năng tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội tại cộng đồng hay
nhóm xã hội cụ thể; tập hợp nguyện vọng đa dạng của các tầng lớp trong xã hội
phản ánh đến Đảng và Nhà nước; trực tiếp đứng ra cung ứng một số dịch vụ xã hội
do Nhà nước ủy quyền, hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trên thực
tế, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Đảng
và Nhà nước ta rất coi trọng việc thiết lập các tổ chức xã hội đa dạng theo
ngành nghề, lợi ích, nhu cầu, nhân đạo, sở thích... và không ngừng hoàn thiện
quy định pháp luật để phát huy vai trò của các tổ chức này thật sự có ích cho
xã hội, cho người dân. Các tổ chức nước ngoài hoạt động tại nước ta có đóng góp
cho cộng đồng, phát triển xã hội, tôn trọng pháp luật Việt Nam đều được tôn trọng,
khuyến khích.
Nhưng cần phải
thấy rằng, ở nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, sự hình thành
các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức “xã hội dân sự” thường chịu sự tác động của
nhiều nhân tố, trong đó có các lực lượng chính trị từ bên ngoài thông qua nhiều
hình thức và con đường khác nhau. Vì vậy, việc nhận thức một cách đúng đắn để
có biện pháp đấu tranh với những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch
hòng lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” để chống đối con đường quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Có thể thấy, vấn
đề “xã hội dân sự” là một nội dung được đề cập khá nhiều và thảo luận khá sôi nổi
ở nước ta trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đây là vấn đề chính trị - xã hội rất
phức tạp, còn nhiều nhận thức khác biệt, thậm chí đối lập nhau, tùy thuộc vào
góc độ tiếp cận. Hiện nay đang tồn tại hai khuynh hướng nhận thức phổ biến về vấn
đề “xã hội dân sự”: một là, tuyệt đối hóa, đề cao quá mức vai trò của “xã hội
dân sự”, cho rằng cần đẩy nhanh sự phát triển của “xã hội dân sự” ở Việt Nam, đồng
nhất quá trình này với thực hiện “dân chủ hóa, xem đây là “liều thuốc vạn năng”
cho khắc phục những giới hạn của quản lý nhà nước và giải quyết tiêu cực trong
đời sống xã hội phát sinh từ cơ chế thị trường.; hai là, coi “xã hội dân sự”
mang tính tiêu cực, đối lập với Nhà nước xã hội chủ nghĩa, là vấn đề nhạy cảm
nên né tránh, ngại đề cập và không khuyến khích nghiên cứu, tìm hiểu, thậm chí
dựa vào các tổ chức xã hội hoạt động theo kiểu “bất tuân dân sự”, gây nên tình
trạng vô chính phủ, bất ổn chính trị - xã hội ở nhiều nước trên thế giới rồi
bài xích, phủ nhận sạch trơn vai trò các hội, quỹ, diễn đàn tham gia quản lý,
phát triển xã hội. Việc chưa thống nhất nhận thức khiến cho cách tiếp cận, ứng
xử đối với vấn đề xã hội dân sự thường mang tính chủ quan của người sử dụng nó.
Chính vì vậy, các thế lực thù địch đã lợi dụng tính không rõ ràng của vấn đề
này theo tiêu chí của các nước phươngTây. Vấn đề đặt ra đối với chúng ta là:
Thứ nhất, cần
nhận thức đầy đủ về “xã hội dân sự” và có cách ứng xử phù hợp với vấn đề “xã hội
dân sự” để đấu tranh bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch.
Thứ hai, tổ chức
nghiên cứu một cách sâu sắc bản chất của “xã hội dân sự” cũng như các hình thức
lợi dụng “xã hội dân sự” của các thế lực thù địch và tổ chức chính trị đối lập,
các tổ chức phản động dưới danh nghĩa, vỏ bọc của tổ chức xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, sử dụng
các biện pháp, phương tiện ngăn chặn, vô hiệu hóa các con đường, cách thức truyền
bá vấn đề “xã hội dân sự” theo hình mẫu phương Tây và Việt Nam.
T.H.H - LGH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét