Những biểu
hiện suy thoái chính trị trong Đảng hết sức phức tạp, tinh vi, dưới nhiều hình
thức và mức độ khác nhau. Song, có thể nói gọn lại, suy thoái tư tưởng chính trị,
đạo đức là sự tha hóa và thoái hóa về nhận thức chính trị và hành động chính trị
của cán bộ, đảng viên, nó trực tiếp gây tổn hại đến uy tín chính trị và vai trò
lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; vai trò, chức năng, quản lý, điều hành của
Nhà nước và sức mạnh của hệ thống chính trị đối vôi sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta.
Suy thoái
về tư tưởng chính trị trước hết, đó là sự thờ ơ chính trị hay lãnh đạm chính trị.
sự bàng quan với thời cuộc và tình hình đất nước, vận mệnh của Đảng, của dân tộc,
sự lẩn tránh trách nhiệm của chính mình... đã và đang trở thành phương châm
hành xử của không ít người. Đó chính là hành động “trùm chăn”, “án binh bất động”;
là thái độ “sống chết mặc bay”, “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”... Nói
chính xác, sự thờ ơ chính trị là đồng nghĩa với sự tê liệt về ý chí cách mạng,
tự hạ vũ khí chiến đấu, “đầu hàng” tự tước bỏ vị thế của người chiến sĩ tiên
phong và vô tình cổ vũ cho cái xấu, cái ác ngóc đầu dậy và hoành hành.
Ở góc độ
khác, suy thoái tư tưởng chính trị là sự dao động chính trị, tha hóa đạo đức.
Đó là sự mất thế ổn định vững chắc về tư tưởng, tinh thần và sự nao núng, ngả
nghiêng trong hành động trước sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc. Đó là sự giảm sút niềm tin xã hội chủ nghĩa, là sự “nhạt Đảng”, “nhạt lý
tưởng xã hội chủ nghĩa”; nhận thức mơ hồ, lệch lạc về chủ nghĩa Mác - Lênin và
chủ nghĩa xã hội, về đường lối, chủ trương của Đảng... Đặc biệt, trước những bước
ngoặt của cách mạng, họ hoài nghi sự đúng đắn của mục tiêu chính trị và thậm
chí ngả theo luận điệu của các thế lực thù địch. Họ cho rằng, chủ nghĩa Mác -
Lênin đã lỗi thời, họ “giữ thân”, “sống chết mặc bay”... không dám đấu tranh với
các quan điểm, hành vi sai trái, trái với quan điểm của Đảng, thậm chí a dua, cổ
súy cho những tư tưởng đó… rồi mất phương hướng chính trị, tư tưởng, mất khả
năng chủ động kiểm soát và điều chỉnh hành động của mình, từ đó rơi vào tình trạng
hoặc “tả” khuynh hoặc “hữu” khuynh hoặc chiết trung chủ nghĩa, hoặc tự phát
manh động, hoặc phiêu lưu chính trị...
Sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức cũng được biểu hiện thành thói “thực dụng
chính trị”, “thực dụng đạo đức”. Đó là tình trạng phân liệt cực tả về tư tưởng,
hành động và lối sông. Nghĩa là, họ chỉ nhằm vào những gì mang lại lợi ích cho
mình (phe, nhóm) một cách nhất thời, trước mắt mà không quan tâm tới lợi ích
chung của cách mạng, của Nhân dân, thậm chí chà đạp lên lợi ích chung đó, cốt
mưu toan chiếm đoạt cho lợi ích riêng của mình, của phe nhóm mình. Từ đó tạo
nên tình trạng phe nhóm, cát cứ, vùng miền theo kiểu “trên có chính sách, dưới
có đối sách”... hình thành và lũng đoạn xã hội bằng lợi ích nhóm và những nhóm
lợi ích... làm phân liệt ý chí và rã rời sức mạnh của tổ chức làm suy nhược sức
mạnh đất nước. Hành động đó vô tình hoặc có chủ ý nhằm phá vỡ tính thống nhất
và chỉnh thể của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Mức độ trầm
trọng và nguy hiểm hơn là, suy thoái tư tương chính trị, đạo đức được hiện diện
bằng tình trạng “cơ hội chính trị”, “cơ hội về đạo đức”. Đó là thói tùy thời thỏa
hiệp vô nguyên tắc, là hành động lợi dụng cơ hội nhằm chiếm đoạt lợi ích trước
mắt và cục bộ, bất kể việc làm đó đúng hay sai, như kiểu “mượn gió bẻ măng”, “đục
nước béo cò”, ngả nghiêng, xoay xở, “gió chiều nào che chiều ấy”, sống a dua,
tìm kiếm “ô, dù” trong các chuyến “buôn quyền lực”, “chuyến tàu vét quyền lực”,
kèn cựa, gây bè kéo cánh, thậm chí vu cáo, bôi nhọ đồng chí, gây rối nội bô
V.I. Lênin chỉ rõ: Họ xác định thái độ của mình tùy theo hoàn cảnh, vì lợi ích
cá nhân sẵn sàng hy sinh lợi ích chung, lợi ích sống còn của giai cấp vô sản,
đó là chính sách của bọn xét lại. Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm trong Đảng,
đặc biệt là tình trạng “cơ hội giấu mặt”. Bằng “vỏ bọc cộng sản”, dưới danh
nghĩa tiếp tục “đổi mới”, họ đòi xét lại cơ sở, nền tảng lý luận và tư tưởng của
Đảng, đường lối chính trị của Đảng trên những phương diện cốt tử nhất; cổ súy
cho tư tưởng và quan niệm đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập; gắn kết chủ
nghĩa cơ hội với chủ nghĩa bè phái và cục bộ địa phương, hình thành các “ô,
dù”, cánh hẩu trong Đảng, phân hóa một bộ phận đội ngũ đảng viên của Đảng, làm
biến chất, phân rã và tê liệt không ít tổ chức đảng cả về chính trị, tư tưởng
và tổ chức v.v. ở họ chứa đựng thứ “đạo đức ba mặt”: cao đạo trong cuộc họp,
trí trá ngoài hành lang và nịnh bợ trước cấp trên - hành xử cốt sao có lợi cho
họ, dù hại đồng chí mình và tổ chức. Họ sợ sự thật và tìm cách bóp nghẹt thậm
chí chà đạp những người trung trinh. Đó là những con “kỳ nhông chính trị”, “con
trùng biến hình đạo đức” trong Đảng. Một lần nữa, cần khắc sâu và cảnh báo: sự “suy
thoái về đạo đức” là con đường ngắn nhất dấn tới sự “băng hoại về chính trị”; đến
lượt nó, sự “băng hoại về chính trị” dẫn tới “cái chết về đạo đức”.
Biểu hiện
tập trung nhất, cao nhất và nguy hiểm nhất của suy thoái tư tưởng chính trị là tham
nhũng chính trị, phản bội chính trị, thối rữa tư tưởng và băng hoại đạo đức...
tạo nên những “kẻ thù giấu mặt”, những “liên minh tội phạm”. Họ cho mình cái
quyền sở hữu quyền lực chính trị mà Nhân dân ủy thác cho họ thành “của riêng” để
đổi chác, ban phát cho “nhóm”, thành hàng hóa mưu toan định giá bán mua... Tất
cả gieo mầm họa trong cán bộ: tệ “chạy” (chức chức quyền, tuổi tác, luân chuyển,
bằng cấp...); tệ gian dối (trước cấp trên, cấp dưới và Nhân dân); tệ “đạo vị”,
nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh, tức là “ăn trộm chức quyền”... Đó cũng là sự quay
quắt về tư tưởng chính trị và giả trá về đạo đức, sự ngả hẳn hành động về phía
kẻ thù chống lại cách mạng, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc của Đảng và Nhân dân ta, mà trước hết là, phá vỡ Đảng một cách toàn
diện công cuộc đổi mới, chống lại dân tộc và Nhân dân. Có người kêu gào đòi lập
đảng đối lập với Đảng ta... Nếu sự phản bội chính trị, sự tan rã đạo đức nằm
trong những cán bộ cốt cán của Đảng, ở những phương diện và bộ phận quan trọng
của Đảng thì hậu quả càng khôn lường.
Bài học về
sự tan vỡ của một số đảng cộng sản gần đây ở Liên Xô, Đông Âu đã cảnh báo điều
đó. Đây là những giặc nội xâm nguy hiểm nhất, những “cục bướu ác tính” tích tụ
và phát tác trong nội bộ làm Đảng rã rời, có nguy cơ đột quỵ, đội ngũ rối loạn,
chế độ tan vỡ, hậu họa đối với dân tộc khôn lường./.
NBL-H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét