Pages - Menu

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM CHO RẰNG VIỆT NAM KHÔNG THỂ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở ĐÔNG ÂU VÀ LIÊN XÔ SỤP ĐỔ

 

  Thái Bá Tân sinh năm 1949 tại Nghệ An. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn cam go, quyết liệt nhất, lớp lớp thanh niên Miền Bắc hăng hái tòng quân ra trận thì Tân được Đảng, Nhà nước cử đi học ở Liên Xô suốt 7 năm (1967-1974). Sau khi về nước, Thái Bá Tân làm nhiều công việc khác nhau, nhưng chủ yếu là phiên dịch và dạy học. Từng in 70 đầu sách gồm thơ dịch, truyện ngắn và thơ sáng tác; trong đó có nhiều bài thơ chuyển thể từ các câu chuyện cổ tích được đông đảo các thế hệ thiếu nhi yêu mến, như: Hai con dê qua cầu, Con cáo và chùm nho, Rùa và thỏ...

  Những năm gần đây, ở tuổi 70, Thái Bá Tân bỗng dưng trở cờ, sáng tác nhiều bài thơ 5 chữ nói xấu Đảng, chế độ, cán bộ, đảng viên; tung hô quan điểm cho rằng “CNXH sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, vì thế Việt Nam không nên và không thể đi lên CNXH", gây bất bình lớn trong nhân dân.

  Quan điểm cho rằng CNXH sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, vì thế Việt Nam không nên và không thể đi theo con đường CNXH" không phải bây giờ mới được các thê lực thù địch và Thái Bá Tân đưa ra, mà luận điệu đó đã có từ lâu, từ sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Nhưng từ đó đến nay, những kẻ chống đối   thù địch với Đảng như Thái Bá Tân vẫn không ngừng rêu rao theo kiểu “mưa dầm thâm lâu” hòng gây mất lòng tin vào con đường đi lên CNXH trong lòng quần chúng nhân dân.

  Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và các nước Đông Âu cuối thập niên 80 đầu thập niên 90, mặc dù là một cơn động đất chính trị lớn của thế kỷ 20 đã ảnh hưởng đối với bức tranh chính trị toàn thế giới. Các ông trùm chiến lược gia và chính khách của chủ nghĩa tư bản cũng như các phần tử chống cộng trong và ngoài nước đều hoan hỷ ăn mừng cho rằng đây là hồi chuông báo tử chủ nghĩa xã hội (CNXH) sẽ diệt vong vào cuối thế kỷ 20. Nhưng, thực tiễn lịch sử thế giới trong hơn ba mươi năm qua đã và đang chứng minh điều ngược lại, đó là: Sự sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu kéo theo thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân thế giới là một tổn thất lớn, nhưng đó là tạm thời chứ không phải tất yếu. CNXH không hề diệt vong. Các nước XHCN còn lại không những giữ vững trận địa mà còn định hướng vững vàng cho sự phát triển tiến lên. Từ vùng Trung-Nam Mỹ đã phát sinh phong trào XHCN kiểu Mỹ Latinh, khởi đầu từ Venezuela rồi lan ra một số nước khác... và xu thế XHCN đã và sẽ tiếp tục phát triển dưới hình thức này hay hình thức khác.

  Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã vào những năm 1989-1990, Đảng Cộng sản Việt Nam và những người cộng sản kiên trung đã không chùn bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quá trình phát triển của Việt Nam, đặc biệt công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong 30 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn trên nhiều mặt góp phần. Trải qua hơn ba thập niên đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, vị thế đất nước được nâng cao và đời sống của người dân được cải thiện, nâng cao. Không ít quốc gia xem Việt Nam là tấm gương trong phát triển, xóa đói, giảm nghèo. Chính trong 30 năm đổi mới, Việt Nam đang trên con đường tiến tới một nền kinh tế công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế do hậu quả của chiến tranh, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới và tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt từ 6-8% thời kỳ trước đại dịch COVID-19, cuộc sống của người dân tốt hơn nhiều, nguồn cung cấp lương thực-thực phẩm được đảm bảo, giới trẻ có đầy đủ cơ hội tiếp cận giáo dục đào tạo. Việt Nam đã và đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế quốc tế, ký kết nhiều hiệp định song phương và gia nhập các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và gần đây nhất là Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA); duy trì quan hệ hợp tác kinh tế- thương mại với Mỹ, …Việt Nam hoàn toàn không chỉ là nhà cung cấp nguyên liệu thô mà còn là một địa điểm sản xuất hàng hóa quan trọng cho các nước EU

  Trong khi đó, chính thực trạng phát triển của thế giới, nhất là ở các nước TBCN cho thấy rõ: mặc dù CNTB đã tận dụng thành tựu khoa học công nghệ tạo bước phát triển nhất định, tạm thời khắc phục các hạn chế, và có những sự điều chỉnh để thích nghi, nhưng CNTB thế giới không thể chứng minh được rằng nó là lực lượng thống trị toàn cầu và xã hội tư bản là xã hội tốt đẹp cuối cùng của loài người. Ngay giữa lúc thế giới tư bản chủ nghĩa huênh hoang về sức sống dài lâu của mình, bản chất của CNTB không hề thay đổi, các mâu thuẫn cơ bản vốn có trong quá trình phát triển của nó ngày càng bộc lộ gay gắt, không thể điều hòa. Đó là mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn cạnh tranh giữa các nước tư bản và giữa các nước tư bản với các nước đang phát triển dưới tác động của quy luật giá trị thăng dư và quy luật phát triển không đồng đều. Tình trạng phân hóa giàu nghèo trong các nước TBCN có chiều hướng gia tăng, không thể khắc phục; hàng loạt vấn đề mang tính toàn cầu đặt ra thách thức sự phát triển... CNTB hiện đại cũng đã lâm vào khủng hoảng cục bộ, rồi đến khủng hoảng toàn diện hơn, kể từ năm 2008 đến nay, vẫn còn chưa hoàn toàn hồi phục. Chủ nghĩa tư bản thể hiện rõ sự bất lực trước nhiều vấn đề toàn cầu hiện nay. Hàng loạt các vấn đề toàn cầu, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,... chất lượng cuộc sống của người dân.

  Như vậy, chúng ta hiện đang sống trong giai đoạn thăng trầm của cuộc đấu tranh cách mạng, sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình xây dựng CNXH, chứ không phải sự sụp đổ của CNXH nói chung, với tư cách là một nấc thang phát triển của xã hội loài người, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Bởi vì, sự tan rã và sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô không phát bắt nguồn từ bản chất của chế độ chính trị XHCN mà sự sụp đổ đó trước hết và chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan của các Đảng Cộng sản trong việc hoạch định đường lối kinh tế, chính trị-  xã hội ở các nước đó mang tính chủ quan, duy ý chí, đã phạm sai lầm nhiều mặt khi tiến hành cải tổ, đặc biệt là sai lầm đã từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản và thực hiện đa nguyên, đa đảng.

  Thực tiễn lịch sử thế giới đương đại và quá trình phát triển của Việt Nam, đặc biệt công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong 30 năm qua đã khẳng định sự lựa chọn con đường đi lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn. Con đường đi đến một xã hội mới- xã hội mà ở đó không còn cảnh người bóc lột người của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ nhất định sẽ thành công dù cho phải trải qua bao chông gai, thách thức.

TVH-H2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét