Trong những ngày qua, trước thực trạng một bộ phận người dân sử dụng phương tiện cá nhân rời TP Hồ Chí Minh trở về quê hương một cách tự phát, cần phải có sự chỉ đạo kịp thời, thống nhất để chấn chỉnh việc thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nâng cao hiệu quả kiểm soát, dập dịch. Nếu tiếp tục để tình trạng này tái diễn, nguy cơ lây lan dịch bệnh trong toàn quốc là rất lớn. Nhiệm vụ chống dịch sẽ thêm khó khăn, phức tạp hơn. Để bảo đảm cho mọi người dân “ai ở đâu ở đấy”, công điện của Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương phải: Tổ chức hỗ trợ cung cấp ngay, đủ lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ. Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc… Nhấn mạnh điều này để thấy rõ hơn tính cấp thiết, tính nhân văn xã hội chủ nghĩa trong chỉ đạo của Thủ tướng về phòng, chống dịch Covid-19, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là ưu tiên trên hết, trước hết.
Đặt
lên hàng đầu mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho nhân
dân là thể hiện sinh động, đầy đủ nội hàm của bảo đảm quyền con người ở Việt
Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Việc một số tổ chức,
cá nhân, nhân danh cái gọi là “đấu tranh vì nhân quyền”, “dân chủ” cho nhân dân
Việt Nam, cáo buộc Chính phủ Việt Nam lợi dụng chống dịch Covid-19, vi phạm quyền
tự do đi lại, tự do tụ họp... là một kiểu quy chụp vô căn cứ, thể hiện rõ ý đồ
chống phá. Thực chất, chính họ mới là những người, những tổ chức lợi dụng “nhân
quyền”, “dân chủ” để tung tin bịa đặt, lèo lái dư luận, kích động người dân chống
lại chủ trương, giải pháp chống dịch ở một đất nước có chủ quyền, độc lập.
Với
lá bài “dân chủ”, “nhân quyền” để kích động, chống phá Việt Nam là thủ đoạn thường
xuyên của các thế lực thù địch. Kể từ khi đại dịch Covid-19 tái bùng phát, nhiều
địa phương áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội, làn
sóng cáo buộc, chỉ trích Việt Nam lợi dụng chống dịch, xâm phạm quyền con người
lại bùng lên. Họ vu cáo Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt
chính kiến khi cơ quan chức năng một số địa phương triệu tập, xử phạt, khởi tố,
bắt tạm giam những đối tượng tung tin giả, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội,
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân. Trong lúc Chính phủ và các
địa phương, doanh nghiệp đang nỗ lực huy động các nguồn lực xã hội tìm nguồn
cung, thực hiện tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho toàn dân, thì những tổ chức, cá
nhân, nhân danh cái gọi là “đấu tranh bảo vệ nhân quyền”, lại xuyên tạc xã hội
Việt Nam đang tạo ra sự bất bình đẳng, mất dân chủ về khả năng tiếp cận các dịch
vụ xã hội và hỗ trợ của Chính phủ, họ lu loa rằng, dân nghèo đang bị “bỏ rơi”,
“bỏ đói” trong đại dịch Covid-19.
Dù
ngụy trang dưới lá bài “dân chủ”, “nhân quyền”, gán ghép vào nhiệm vụ phòng, chống
đại dịch Covid-19 để lèo lái dư luận nhằm ý đồ phá hoại, nhưng thực tiễn đã chứng
minh, đó là sự gán ghép khiên cưỡng. Trong thế giới phẳng của thông tin, thực
tiễn đời sống xã hội là lời giải thích, chứng minh đúng đắn, thuyết phục nhất
trên mọi phương diện lập luận. Sự quan tâm, bảo đảm quyền con người cho nhân
dân của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong đại dịch Covid-19, sự đồng lòng, ủng hộ
của nhân dân đối với chủ trương, chiến lược chống dịch là thực tiễn không thể
bóp méo, bôi đen./.
NQT-H1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét