Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, việc đọc sách đang có nhiều thay đổi sâu sắc. Văn hóa đọc hay đọc sách một cách có văn hóa không chỉ nói về ý thức đọc sách đúng đắn của con người, mà còn đề cao nhu cầu thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách.
Ngày nay, văn hóa đọc
của người Việt Nam, đặc biệt ở một bộ phận giới trẻ dường như đang có chiều hướng
sa sút nghiêm trọng. Họ thích giải trí trên các phương tiện nghe, nhìn hơn là cầm
sách lên đọc. Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, với các biện pháp giãn cách
xã hội để bảo đảm phòng, chống dịch đã giúp nhiều người trở lại thói quen đọc
sách, góp phần khơi lên niềm tin về văn hóa đọc trước nỗi lo mai một trong thời
công nghệ số hiện nay..
Ở nhà đọc sách
trong thời gian phải giãn cách xã hội là việc làm hữu ích, không chỉ góp phần
giảm lây nhiễm Covid-19 mà còn nâng cao tri thức cho mỗi người. Nhiều người chọn
cách ở nhà đọc sách. Nhiều nhóm đọc sách trên facebook được thành lập để chia sẻ
các cuốn sách hay, sách nên đọc như: “30 phút đọc sách mỗi ngày”, “Đọc sách hay
là chết”, “Đọc sách mỗi ngày”... với các bài giới thiệu sách hay và hấp dẫn của
nhiều bạn đọc thu hút hàng nghìn người quan tâm, chia sẻ.
Không chỉ trang bị
kiến thức, những cuốn sách còn là liều thuốc tinh thần giúp mọi người cảm thấy
bình thản, vững tâm hơn vào công cuộc toàn dân chống dịch. Hơn thế, những cuốn
sách về chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn người dân sống khỏe cũng giúp chúng ta có
thêm sự hiểu biết để tự bảo vệ mình trước dịch Covid-19.
Thời gian qua, Vụ
Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã nỗ lực đẩy mạnh chương trình “Đọc
sách cùng bạn” với các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao kỹ năng và phương
pháp đọc sách. Bên cạnh đó, hoạt động giới thiệu sách trực tuyến của các thư viện
trong nước cũng được đẩy mạnh. Nhiều thư viện đưa ra các sáng kiến phục vụ bạn
đọc tốt hơn, như: Nhận phục vụ nhu cầu mượn sách qua email và gửi sách đến nhà
cho bạn đọc; mở dịch vụ miễn phí đọc sách cho trẻ em trong những ngày các em phải
nghỉ học... Cùng với các thư viện khác, Thư viện Quân đội đẩy mạnh hoạt động phục
vụ bạn đọc từ xa với các hình thức: Cung cấp thông tin; tư vấn hướng dẫn bạn đọc
sử dụng thư viện trực tuyến; cung cấp danh mục sách và tra cứu sách theo yêu cầu
của học viên ở các học viện, nhà trường khu vực Hà Nội; hướng dẫn phương pháp
và kỹ năng tra tìm, sử dụng thông tin trực tuyến, nâng cao năng lực tìm kiếm và
khai thác thông tin của người sử dụng.
Bà Vũ Dương Thúy
Ngà, nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện cho hay: "Trong hai năm triển khai thực
hiện hai đề án: “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo
tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” và “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030”, số lượt người sử dụng sách, báo tăng lên
hơn 50 triệu lượt. Từ con số trên, chúng ta thấy những thời cơ mới cho ngành xuất
bản, thư viện. Hoạt động giới thiệu sách trực tuyến đã thu hút đông đảo bạn đọc
tham gia và tạo sức lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng".
Trong bối cảnh nhiều
địa phương phải giãn cách xã hội do dịch Covid-19, để văn hóa đọc ngày càng được
lên ngôi, những người làm công tác thư viện cần phải có thêm nhiều cách làm
linh hoạt, sáng tạo để đưa văn hóa đọc đến gần hơn với bạn đọc.
NTH-H4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét