Pages - Menu

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2021

CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỮNG MẠNH VỀ CHÍNH TRỊ

 

Xây dựng quân đội “phải lấy chính trị làm gốc”[1]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định như vậy. Hiện nay, chúng ta cũng nói khá nhiều đến xây dựng Quân đội về chính trị, làm cơ sở để xây dựng quân đội ta trên các mặt khác. Tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp đồng bộ, thống nhất và toàn diện, có căn cứ vững chắc trên các mặt công tác trong quân đội.

Xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị trong điều kiện mới đặt ra hàng loạt vấn đề mới về lý luận và thực tiễn: Những nhân tố nào chi phối và quyết định đến quá trình xây dựng quân đội về chính trị? Xây dựng quân đội về chính trị là xây dựng cái gì, với những nội dung nào? Phương hướng, yêu cầu, nguyên tắc và những giải pháp cơ bản nào để nâng cao hơn nữa chất lượng xây dựng quân đội về chính trị?... Đó là những vấn đề hết sức cơ bản, mà công tác tư tưởng, lý luận trong quân đội cần phải giải đáp.

Một là, công tác tư tưởng, lý luận góp phần tích cực  xây dựng quân đội thực sự là công cụ bạo lực sắc bén, là lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước.

Xây dựng quân đội đáp ứng mọi yêu cầu của phương thức đấu tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cả vũ trang và phi vũ tra ng trong tình hình mới là đòi hỏi bức thiết. Nói đến quan đội là nói đến công cụ bạo lực, là nói đến một lực lượng vũ trang. Do đó, chức năng chiến đấu với phương thức vũ trang là nổi trội và cơ bản đối với bất cứ quân đội nào. Quân đội ta cũng vậy, chức nang chủ yếu của nó là chiến đấu, nhiệm vụ chủ yếu của nó là đánh thắng. Trước bối cảnh mới, nhất là trước sự xuất hiện của loại hình chiến tranh mới, loại hình chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao, mà kẻ phát động chiến tranh lại có ưu thế vượt trội về kinh tế, khoa học, quân sự và đặc biệt về vũ khí công nghệ cao... thì nhiệm vụ đánh thắng của quân đội ta càng trở nên nặng nề hơn.

Đây là vấn đề đặt ra rất gay gắt đối với việc xây dựng quân đội nói chung và xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị nói riêng. “Chính trị biểu hiện ra trong lúc đánh giặc”[2] và đánh thắng. Tình hình đó đặt ra cho công tác tư tưởng, lý luận nhiệm vụ hết sức nặng nề. Nó không chỉ làm rõ những nội dung, yêu cầu và biện pháp xây dựng quân đội đáp ứng tình hình trên mà điều quan trọng là phải xây dựng, tăng cường nhân tố chính trị - tinh thần của quân đội ta. Xây dựng chính trị - tinh thần của quân đội, làm cho chính trị - tinh thần thực sự là nhân tố quyết định thắng lợi của quân đội ta trong chiến tranh, kể cả trong chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao, phải là một nhiệm vụ quan trọng của công tác tư tưởng, lý luận trong quân đội hiện nay.

Gắn với nhiệm vụ trên, xây dựng quân đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân, mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh nhuệ về chính trị... thực sự là lực lượng chính trị tin cậy của Đảng là vấn đề bức thiết đặt ra đối với công tác tư tưởng, lý luận trong quân đội.

Hai là, tích cực, chủ động đấu tranh chống các quan điểm sai trái và âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch.

Chống các quan điểm sai trái và âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch là một yêu cầu quan trọng trong quá trình xây dựng quân đội ta về chính trị. Trong thời gian qua, cống tác tư tưởng, lý luận vẫn chưa thực sự đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, những quan điểm mơ hồ, sai trái...

Trên mặt trận tư tưởng, lý luận, các thế lực thù địch coi việc chống phá quân đội ta về chính trị là một hướng tiến công quan trọng. Chúng ta đã chỉ rõ, “phi chính trị hóa” quân đội thực chất là phá chính trị của quân dội ta, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội, làm cho quân đội ta trở nên “vô hồn”, xa rời mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, lái chính trị của quân đội ta theo hướng chính trị khác, tiến tới sự thủ tiêu của Đảng đối với quân đội, xã hội, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tính nguy hiểm của âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội thể hiện hằng ngày, hằng giờ thẩm thấu vào tư tưởng, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ quân đội, làm cho ta không dễ dàng nhận biết đâu là những âm mưu của chúng, đâu là những thiếu sót, khuyết điểm của ta. Hơn nữa, âm mưu đó lại được ngụy trang hết sức tinh vi dưới cái vỏ có vẻ khách quan: là, quân đội chỉ cần đặt dưới sự lãnh đạo của Nhà nước, không cần sự lãnh đạo của Đảng nữa, vì đó là yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền! Nào là, quân đội chỉ là của quốc gia, không thuộc về giai cấp, đảng phái nào!...

Tình hình đó có thể dẫn đến sự ngộ nhận, mơ hồ về mục đích thực sự của âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội; hoặc chí ít cũng làm mất cảnh giác đối với âm mưu này. Rõ ràng, đấu tranh chống âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế lực thù địch thực sự là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp của công tác tư tưởng, lý luận hiện nay. Nếu không vạch được tính chất phản động về chính trị và tính chất phản khoa học về quan điểm ấy, thì cuộc đấu tranh chống âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế lực thù địch không thể đạt được kết quả mong muốn, ảnh hưởng xấu đến quá trình xây dựng quân đội về chính trị. Vì vậy, nâng cao tính đảng, tính chiến đấu, tính khoa học; nâng cao sự nhạy bén và sắc sảo trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội là yêu cầu đặc biệt quan trọng của công tác tư tưởng, lý luận đối với vấn đề xây dựng quân đội ta vững mạnh về chính trị trong giai đoạn hiện nay.

                                                                               N.T.K.T - H2



[1] Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H.2005, tập 7, tr.398.

[2] Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H.2005, tập 7, tr.218.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét