Pages - Menu

Thứ Hai, 6 tháng 9, 2021

KIÊN ĐỊNH MỤC TIÊU ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - NGUỒN GỐC SÂU XA MỌI THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

 

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: “Đi lên CNXH là khát vọng của Nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”; “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc”. Đây là một sự tổng kết lịch sử cách mạng Việt Nam, vạch rõ nguồn gốc sâu xa mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, chỉ rõ mục tiêu, lý tưởng mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải tiếp tục kiên định trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Hơn 90 năm qua, đó là khoảng thời gian chưa nhiều nhưng cũng đủ để dân tộc ta và mỗi người Việt Nam kiểm nghiệm và rút ra kết luận về sự đúng đắn, sáng tạo của mục tiêu, con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn. Nhìn lại lịch sử cách mạng Việt Nam trong hơn 90 năm qua cho thấy, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã được Đảng ta xác định là mục tiêu, là cái đích phải đến của cách mạng Việt Nam ngay từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (3/2/1930). Từ đó cho đến nay, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội luôn là ngon cờ dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong từng thời kỳ cách mạng là nét độc đáo, sáng tạo, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh, trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử, căn cứ vào tình hình của thế giới khu vực và đất nước, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng; trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoạch định rõ đường lối, nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Đặc biệt, khỉ nước ta tiến hành công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tình hình thế giới, khu vực có những biến đổi to lớn và cực kỳ phức tạp. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đứng trước những khó khăn, thách thức mới. Trước những biến cố của lịch sử trong những năm 90 của thế kỷ XX, công cuộc cai cách, cải tổ, đổi mới chủ nghĩa xã hội đã trở thành một đòi hỏi tất yếu nhằm không phạm phải những sai lầm, khiếm khuyết trong quá trình cải tổ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu; tìm ra con đường phát triển thích hợp của chủ nghĩa xã hội hiện thực đối với mỗi nước.

Trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chu nghĩa xã hội, Đảng ta khẳng định, trước hết đổi mới tư duy chính trị, đến đổi mới tư duy kinh tế…,  đổi mới không phai là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà chính là từng bước xác lập những mục tiêu mới một cách có hiệu quả bằng những phương pháp, bước đi thích hợp, phù hợp với quy luật của thực tiễn để nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; khắc phục nguy cơ tụt hậu, chệch hướng, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Từ tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước hơn 35 năm qua, Đảng ta đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ đại hội XIII và những năm tiếp theo với những nội dung quan trọng: “Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động”[1].

Trong thời kỳ mới, Đảng ta xác định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội tiếp tục là kim chỉ nam cho sự nghiệp đổi mới đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cần được bổ sung, phát triển cho phù hợp với những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ của thời đại và tình hình đất nước. Kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phải đặt trong xu thế phát triển của thời đại và quá trình vận động của các nhân tố dân tộc, giai cấp trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, của xu thế toàn cầu hóa. Quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc trên thế giới được hình thành và vận động trên cơ sở tác động tổng hợp của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc và đấu tranh giải quyết những vấn đề toàn cầu. Sự kết hợp, đan xen và thống nhất giữa lợi ích dân tộc, giai cấp, quốc tế tạo ra động lực mới cho sự phát triển của các quan hệ quốc tế trong thời dại ngày nay.

Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Viêt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là hai mặt của một quá trình thống nhất biện chứng của sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Đương nhiên, hành trình đi tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, cùng với những thời cơ, thuận lợi mới, chúng ta vẫn còn gặp phải những khó khăn, thách thức mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”[2]. Cần phải kiên định con đường đã chọn, biết củng cố, nuôi dưỡng niềm tin vào thắng lợi ngay cả trong những thời điểm, những hoàn cảnh khó khăn nhất. Trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; không bi quan, dao động, mất niềm tin trước những khó khăn, thử thách. Phải nhạy cảm nắm bắt cái mới, giữ vững nguyên tác chiến lược, đồng thời, phải linh hoạt, mềm dẻo về sách lược, theo phương chám “dĩ bất biến, ứng vạn biến” để thực hiện mục tiêu, con đường mà Đảng, Bốc Hồ và nhân dân ta dã lựa chọn, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới./.

 NBL-H2



1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hôi đại biểu toàn quốc lẩn thứ XIII, Nxb CTQGST, H.2021, tr.33.

2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15, Nxb CTQG, H.2011, tr. 672

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét