Mỗi
khi đất nước ta chuẩn bị diễn ra sự kiện trọng đại, một số sự việc trong đấu
tranh xử lý tham nhũng của Đảng, Nhà nước…thì các thế lực thù địch lại ra sức đẩy
mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam.
Để
đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam; thời gian gần đây, các thế
lực thù địch tung ra nhiều luận điệu đòi thực thi cái gọi là “dân chủ”, “tự
do”. Điều mà mọi người dễ nhận thấy đó là, họ tung hô, cổ súy quyết liệt đòi Việt
Nam phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập để “có dân chủ và phát
triển”. Chúng đưa ra “lời khuyên” rằng, “Đảng chỉ nên giữ vai trò lãnh đạo
chính trị, không nên và không thể lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối”; Việt Nam phải
xóa bỏ.
Điều
4 trong Hiến pháp quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước
và xã hội. Chúng đòi Đảng Cộng sản Việt Nam phải từ bỏ quyền lãnh đạo cách mạng
Việt Nam phải chuyển đổi thể chế chính trị dựa trên ba yếu tố: Đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập; bầu cử tự do; tư pháp độc lập, trong đó yếu tố đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập là quyết định...
Chúng
lợi dụng khuyết điểm của một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái, tham nhũng,
tiêu cực bị xử lý kỷ luật để thổi phồng sự việc, bôi đen chế độ, phủ nhận thành
tựu công cuộc đổi mới và minh chứng cho sự cần thiết “chấm dứt vai trò lịch sử
của Đảng”, như thế mới có “dân chủ” và “phát triển”. Chúng ra sức hậu thuẫn cho
xây dựng các lực lượng phản động chống phá cách mạng Việt Nam như: “Đảng Việt
Tân”…, mưu toan hình thành lực lượng đối lập để phủ nhận vai trò lãnh đạo, tiến
tới loại bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam ra khỏi tiến trình phát triển của dân tộc.
Đây chính là mưu đồ hết sức thâm độc, nham hiểm và trắng trợn của các thế lực
thù địch.
Chúng
ta đều hiểu dân chủ là phạm trù lịch sử, xuất hiện từ khi có nhà nước và mỗi nền
dân chủ phải gắn với một nhà nước nhất định, được pháp luật quy định. Trong xã
hội có giai cấp, không thể có thứ dân chủ chung chung, phi giai cấp. Dân chủ
tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và trình độ dân trí trong
từng giai đoạn lịch sử nhất định. Nền dân chủ tư sản, từ việc tổ chức nhà nước
đến các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện đều chỉ nhằm mục đích cao
nhất là bảo vệ sự thống trị của giai cấp tư sản, bảo vệ quyền sở hữu, lợi ích của
giai cấp tư sản. Còn dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của nhân dân lao động,
vì nhân dân lao động, thể hiện ở việc bảo vệ quyền sống, quyền tự do, quyền mưu
cầu hạnh phúc của nhân dân lao động; thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do được
bảo đảm về mặt pháp lý để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Dân
chủ là bản chất của chế độ XHCN, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển đất
nước. Chúng ta đã và đang hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Vì vậy, quan điểm cho rằng, phải có đa
đảng mới “có dân chủ và phát triển” là hoàn toàn sai lầm. Thực tế, thể chế nhất
nguyên một đảng lãnh đạo hoàn toàn không đồng nghĩa với mất dân chủ, kém phát
triển và kém dân chủ; dân chủ không đồng nghĩa với đa nguyên, đa đảng.
Trên
thế giới hiện nay, có không ít quốc gia, dân tộc đa đảng nhưng vẫn mất dân chủ,
vẫn là những nước nghèo, kém phát triển. Ngược lại, có những nước chỉ có một đảng
lãnh đạo, nhưng dân chủ được bảo đảm, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống
nhân dân ấm no, sung túc. Điều đó minh chứng rằng, đa nguyên, đa đảng không phải
là cứu cánh cho dân chủ, sự phát triển, tiến bộ và công bằng xã hội./.
PVP-H4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét