Trên mạng xã hội gần đây đã có rất nhiều bài viết xuyên tạc, bôi xấu, kích động chia rẽ nội bộ Đảng. Một số trang blog, web phản động, “lá cải” liên tục đăng tải các thông tin bịa đặt, xuyên tạc đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Có thể nhận thấy, các bài xuyên tạc đó với tính chất ngày càng xảo quyệt, được che đậy rất tinh vi dưới dạng “thư ngỏ”; “những lời tâm huyết với Đảng”; “góp ý, kiến nghị”. Chúng cho rằng: Việc xử lý kỷ luật Đảng, truy tố một số cán bộ cấp cao vi phạm pháp luật thời gian qua thực chất là nhũng cuộc đấu đá, thanh trừng nội bộ để tranh giành vị trí trong công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng; và chúng tự đặt câu hỏi với Đảng, với nhân dân: đó là thành tích hay là tội ác của Đảng?
Trước
hết khẳng định rằng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng không phải là “đấu đá”
hay “thanh trừng nội bộ” trong Đảng.
Tham
nhũng, tiêu cực, lãng phí không phải bây giờ mới có, mà đây là căn bệnh xấu đã
có từ lâu đời trong xã hội, “căn bệnh” này luôn đe dọa đến sự tồn vong của chế
độ cầm quyền. Chống tham nhũng trong bất cứ thời đại nào cũng là để giữ ổn định
chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với
chế độ.
Đối
với Việt Nam, ngay từ khi nhà nước non trẻ vừa mới thành lập, Đảng và Bác Hồ đã
kiên quyết trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Vụ án Trần Dụ Châu nổi tiếng
trong lịch sử năm 1950 là một minh chứng (Trần Dụ Châu - nguyên Đại tá, Cục trưởng
Cục Quân nhu, tiền thân của Tổng cục Hậu cần đã bị tử hình). Việc nghiêm khắc xử
lý vụ án Trần Dụ Châu hơn nửa thế kỷ trước vẫn là bài học quý cho việc chống
tham nhũng, lãng phí hiện nay nhằm làm trong sạch Đảng, trong sạch bộ máy.
Phòng, chống tham nhũng được ví như một thân cây khi có con sâu, con mọt cần phải
loại bỏ ra khỏi thân cây, giữ cho cây khỏe mạnh, phát triển tốt hơn. Sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở “quan liêu, tham ô, lãng phí là tội ác,
phải tẩy sạch nó, phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính để đẩy mạnh thi đua sản
xuất và tiết kiệm để đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công, để
xây dựng thuần phong mỹ tục trong toàn dân, toàn quốc”.
Vì
vậy, việc phòng, chống tham nhũng không phải bây giờ chúng ta mới làm, mà đã
làm từ lâu, làm thường xuyên. Với tinh thần quyết liệt, không khoan nhượng
“không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sức ép của
bất cứ tổ chức, cá nhân nào”, những năm vừa qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội
XII của Đảng, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta với quyết tâm chính trị cao, đã quyết
liệt thực hiện và đạt được những kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để
lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực
sự "đã trở thành phong trào, xu thế", được cán bộ, đảng viên và nhân
dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao, được quốc tế ghi nhận. Đó hoàn toàn không
phải là những cuộc đấu đá, thanh trừng nội bộ như những kẻ dã tâm phá hoại rêu
rao trên mạng xã hội, nhằm xuyên tạc sự thật, nhiễu loạn thông tin, đánh lừa dư
luận, giảm niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước, Chính phủ và chính quyền các cấp.
Mọi
công dân Việt Nam đều bình đẳng trước hiến pháp, pháp luật. Quyền con người được
tôn trọng và bảo vệ.
Thực
tế công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí vừa qua cho thấy: bất
kể là ai, có chức vụ cao hay thấp, đã nghỉ hưu hay còn đang làm việc, dù vị trí
công tác ở lĩnh vực nào đi nữa, nếu phát hiện có hành vi tham nhũng, lãng phí đều
bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Công tác phòng, chống tham
nhũng không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ”, không có “đặc quyền” đối với bất
kể người đó là ai. Với quan điểm, thực tiễn rõ ràng, cụ thể như vậy, luận điệu:
“Phòng chống tham nhũng đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực” là rất trơ trẽn,
lố bịch không thể chấp nhận được. Đó chỉ là những luận điệu xuyên tạc bản chất
của chế độ, đó là hành động chống phá Đảng, Nhà nước và phá hoại niềm tin của
nhân dân đối với Đảng, với chế độ của các thế lực phản động, thù địch mà
thôi./.
PVP-H4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét