Pages - Menu

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

KHÔNG ĐỂ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM PHAI NHẠT LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG

 

Thực tế hiện nay xuất hiện một số cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, xa rời quần chúng, thậm chí phủ nhận, hạ bệ Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Min.

Sau Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương ký ban hành Quy định số 37-QĐ/TW về 19 điều đảng viên không được làm, thay cho Quy định số 47-QĐ/TW (ban hành năm 2011). Ngay khi quy định được ban hành, đã được đông đảo đội ngũ cán bộ, đảng viên quan tâm đến những điểm mới bổ sung so với quy định  47 và hơn hết đó là làm thế nào để “những điều đảng viên không được làm” sớm được đội ngũ đảng viên hiện thực hóa trong cuộc sống và quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đây chính là một trong các giải pháp quan trọng để bảo vệ, giữ gìn danh dự người đảng viên.

Một trong hai điều hoàn toàn mới tại Quy định số 37 đó là “Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không thực hiện trách nhiệm nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; "tư duy nhiệm kỳ", đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng”.

Đáng chú ý là tại Điều 3 nêu rõ đảng viên không được “Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Vấn đề phản bác Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nền tảng tư tưởng của Đảng là biểu hiện rõ nhất của suy thoái về chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Khi phản bác, phủ nhận, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng thì không xứng đáng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ Đại hội lần VII (6/1991) đến nay, Đảng ta đều khẳng định sự nghiệp cách mạng, đường lối đổi mới của Đảng dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Sự khẳng định đó nói lên ý nghĩa to lớn, giá trị vững bền của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng nước ta và thực tế nền tảng tư tưởng của Đảng đã mang lại những thành tựu cách mạng to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong 35 năm đổi mới đất nước.

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “...nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; sa sút về ý chí chiến đấu, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh; thậm chí còn phụ họa theo những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc xây dựng Đảng và tổ chức sinh hoạt đảng.

Cũng trong Quy định 37 tại Điều 9, quy định việc đảng viên không được “báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp; nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định”.

Trước vấn nạn sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả, thời gian qua, các tổ chức đảng đã phát hiện những cán bộ, đảng viên sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả để tiến thân. Điều này đã được Đảng chỉ ra từ Đại hội XI, đó là tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương... Lần này, để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng những yêu cầu cao hơn, Đảng quy định rõ về việc cấm sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả.

Đối với thực trạng nhập quốc tịch, mở tài khoản, chuyển tiền ra nước ngoài để mua bán tài sản thời gian qua, có những vụ tuyên án xong nhưng thu hồi tài sản rất khó vì người vi phạm đã chuyển tiền và tài sản ra nước ngoài. Do vậy, việc Đảng ban hành quy định "cấm đảng viên lập tài khoản tại ngân hàng nước ngoài, chuyển tiền ra nước ngoài mua tài sản" là cần thiết, phù hợp với thực tiễn hiện nay. Bởi nếu để cán bộ, đảng viên gửi tiền ra nước ngoài thì khi phát hiện có tham nhũng, tiêu cực rất khó hoặc không thu hồi được.

 Có thể nói, nội dung sửa đổi, bổ sung trong Quy định 37 đều là những vấn đề cốt lõi, quan trọng về rèn luyện tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW “Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, ‘tự chuyển hóa’”, Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư “về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương “về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”.

Để Quy định 37 sớm thấm và ngấm vào từng cán bộ, đảng viên, công tác quán triệt, tuyên truyền cần phải được triển khai nghiêm túc, bài bản ngay từ đầu. Cần có quy định bắt buộc để đảng viên thuộc và nắm chắc Quy định 37, có như vậy mới khắc phục được tình trạng quy định ban hành rồi, ai cũng biết, nhưng nắm cụ thể thì không ai biết. Việc tổ chức quán triệt, học tập và kiểm tra thường xuyên, thành nền nếp sinh hoạt hằng tháng của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng đối với đảng viên về những điều đảng viên không được làm. Mặt khác, phải chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt; ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái. Đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ, vụ lợi, lợi ích nhóm. Từ những điều trên có thể khẳng định Quy định 37 chính là liều vaccxin hiệu quả để bảo vệ, giữ gìn danh dự người đảng viên trong cuộc sống và trong thực hiện nhiệm vụ./.

NTP-H2

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét