Nhằm xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngụy tạo số
liệu để nói xấu chế độ, hạ thấp vai trò uy tín của Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam trong cuộc chiến chống tham nhũng, trong những ngày gần đây,
trên trang mạng "danlambao" Tân Phong đã có bài viết chống phá Đảng với
tiêu đề "liệu đảng có trường tồn trong cuộc đấu tranh chống tham những".
Như chúng ta đã biết tham nhũng và đấu tranh
phòng, chống tham nhũng là vấn đề lớn luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của
các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam tham nhũng được nhận diện là một “quốc nạn”,
là “giặc nội xâm”, một trong bốn nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, Nhà
nước và chế độ. Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Công tác phòng, chống
tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào
chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, không có vùng cấm, không có ngoại lệ,
đạt nhiều kết quả rất quan trọng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình,
ủng hộ. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn và có chiều hướng giảm”.
Thông qua đó, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội,
củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã tỏ rõ phẩm chất năng
lực vượt trội, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, giữ chính quyền
và tiến hành công cuộc đổi mới; có đầy đủ tư cách, uy tín, bản lĩnh và
năng lực lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Lịch sử đã ghi nhận, cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX phong trào yêu nước ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, hàng loạt cuộc khởi
nghĩa liên tiếp nổ ra, chống lại ách đô hộ, áp bức tàn bạo của thực dân Pháp và
bè lũ tay sai nhưng đều bị thất bại, cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng, bế
tắc về đường lối lãnh đạo. Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
(1930), Đảng được trang bị lý luận sắc bén, tiến bộ là chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng
là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, Đảng không có lợi ích nào
khác ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc; vì
vậy, nhân dân tin tưởng trao cho Đảng quyền lãnh đạo cách mạng, nhân dân bảo vệ
Đảng theo Đảng làm cách mạng, Đảng có địa vị vững chắc trong lòng nhân dân,
trong lòng Dân tộc Việt Nam.
Về mặt pháp lý, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng
sản Việt Nam (1930) đã xác định: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ra để lãnh đạo
quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa,
làm cho thực hiện xã hội cộng sản”. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (2013) tiếp tục khẳng định: “Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam có địa vị lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi
hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Về thực tiễn, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân làm
nên cuộc Cách mạng long trời lở đất Tháng Tám năm 1945; giành thắng lợi vĩ đại
trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Qua 35 năm đổi mới,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn có ý
nghĩa lịch sử; chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín
quốc tế như ngày nay. Từ những vấn đề lý luận, lịch sử và thực tiễn cách mạng
Việt Nam, chúng ta khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam có đầy đủ địa vị, uy tín,
bản lĩnh, năng lực trí tuệ lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng mà không một thế lực nào có thể ngăn cản được.
Những kết quả của cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng ở nước ta ngày càng củng cố vững chắc niềm tin của cán bộ, đảng viên
và nhân dân với Đảng và Nhà nước, đồng thời những kết quả đó còn là bằng chứng
“thép” để đấu tranh bác bỏ quan điểm sai trái của các thế lực thù địch
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ“Quan liêu, tham
ô, lãng phí là bạn đồng minh của thực dân, phong kiến, kẻ thù của nhân dân, của
bộ đội, của Chính phủ”. Qua các kỳ Đại hội của Đảng, Đảng và Nhà nước ta
đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng và đã giành được những kết quả quan trọng. Cụ thể là, Nghị quyết Trung
ương 6 (lần 2) khóa VIII, Kết luận hội nghị Trung ương 4 (khóa IX). Nghị quyết
Trung ương 3 (khóa X). Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Nghị quyết Trung ương
4 (khóa XII) đã chỉ ra 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.Bộ Chính trị ban hành Quyết
định số 162-QĐ/TW (01/02/2013) thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã
nhiều lần khẳng định: Chống tham nhũng “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”,
kỷ luật cán bộ sai phạm là điều không ai mong muốn, nhưng vì sự nghiệp chung và
vì ý nguyện của nhân dân chúng ta phải làm, kiên quyết làm. Báo cáo tại Hội nghị
toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020 chỉ rõ:
“Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương đã
khởi tố, điều tra 14.300 vụ/24.410 bị can, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ/22.600
bị cáo về tham nhũng, kinh tế, chức vụ”…
Từ những kết quả nêu trên chúng ta có thể khẳng
định, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả
quan trọng, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội, được cán
bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được quốc tế ghi nhận.
Kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là
bằng chứng “thép” bác bỏ quan điểm sai trái bỉ ổi của Tân Phong và vạch rõ bộ mặt
thật của hắn và bè lũ phản động bán nước là phá hoại quyết tâm đấu tranh phòng,
chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước, phá vỡ niềm tin của cán bộ, đảng viên và
nhân dân; thúc đẩy “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa” trong nội bộ, hạ thấp uy tín,
phủ nhận vị trí cầm quyền, cuối cùng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam./.
PTC-H8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét