Cuộc đấu tranh
tư tưởng, lý luận, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, xuyên tạc của
các thế lực thù địch diễn ra trên tất cả các mặt của ý thức xã hội. Trong đó,
chung quanh vấn đề nhận thức và giải quyết của Đảng ta về mối quan hệ giữa đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam là một trong những tiêu điểm công
kích, chống phá và xuyên tạc của kẻ thù. Vì vậy, nhận diện đúng để xác định trúng
những luận cứ khoa học nhằm đấu tranh phê phán, bác bỏ những luận thuyết, âm
mưu và hành động nói trên của các thế lực thù địch trở thành một trong những vấn
đề trọng tâm của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận hiện nay.
Trong âm mưu và
luận điệu xuyên tạc, chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch trong
và ngoài nước, đã và đang có những “lý sự” xuyên tạc rằng: Sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam chỉ mang tính chất nửa vời, chỉ có đổi mới kinh tế, không có đổi mới
chính trị; những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam “không dám” thực hiện đổi
mới chính trị, vì sợ bị mất “cây gậy quyền lực”, bị “thay máu” bản chất chế độ...
Chúng còn rêu rao rằng, đổi mới chính trị ở Việt Nam “lệch pha”, không đồng bộ,
không tương xứng so với đổi mới kinh tế; đổi mới ở Việt Nam chẳng qua là sự “học
đòi”, “bắt chước” một cách khiên cưỡng công cuộc cải tổ, cải cách ở Liên Xô và
Trung Quốc, nên tất yếu sẽ đi đến “kết cục” đổ vỡ cả kinh tế lẫn chế độ chính
trị mà thôi.
Tinh vi và xảo
quyệt hơn, có quan điểm còn vin vào nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin
là “kinh tế quyết định chính trị” để trắng trợn tuyên bố rằng, về mặt
kinh tế đã là kinh tế thị trường, kinh tế đa thành phần và nhiều hình thức sở hữu
thì nhất thiết tương ứng với nó về mặt chính trị phải là chế độ đa nguyên, đa đảng.
Chúng xuyên tạc rằng, ở Việt Nam thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần nhưng
chính trị lại duy trì chế độ độc đảng, vẫn giữ nguyên bộ máy lãnh đạo
“chuyên quyền” của Đảng Cộng sản, đó là sự pha trộn giữa “dầu với nước”,
chắc chắn sẽ kém hiệu quả. Chúng còn lợi dụng một số yếu kém, bất cập trong
lãnh đạo, quản lý và điều hành đất nước, nhất là tình trạng tham nhũng, lãng
phí, sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên,... để xuyên tạc rằng, không có đa nguyên sẽ không có đấu tranh
và điều đó sẽ làm cho hệ thống chính trị không thể đổi mới, mưu toan đòi Đảng Cộng
sản Việt Nam phải từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đòi
Chính phủ Việt Nam vận dụng các lý thuyết, trường phái kinh tế học tư sản mới
giúp tránh được sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào quá trình vận hành của nền
kinh tế thị trường, tức là tránh được sự can thiệp của chính trị vào kinh tế.
Những luận điệu
kể trên là một “tư duy thiển cận”, sự nhận thức mơ hồ, phiến diện, bộc lộ rõ những
ý đồ chính trị hết sức thâm độc với mục đích cổ xúy, kích động cho sự hình
thành các tổ chức chính trị phản động đối lập với Đảng, Nhà nước ta, tiến hành
tạo phản, lật đổ, gây bất ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam...
Ở Việt Nam,
ngay từ khi đề ra đường lối đổi mới cũng như trong quá trình lãnh đạo công cuộc
đổi mới, Đảng ta xác định: “Đồng thời với đổi mới kinh tế, phải từng bước đổi mới
tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị”[1];
“Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị”[2]; “Đổi mới chính
trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp”[3]... Điều đó có
nghĩa, ở Việt Nam, đổi mới kinh tế không phải là đổi mới một cách tùy tiện, vô
nguyên tắc mà theo một định hướng chính trị nhất định, một cơ sở khoa học đầy đủ.
Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị vừa là cơ sở của nhau, vừa là điều kiện để
triển khai sâu rộng và vững chắc công cuộc đổi mới trên các lĩnh vực văn hóa,
giáo dục, đối ngoại, quốc phòng - an ninh,... Đổi mới, phát triển kinh tế tạo
ra môi trường và điều kiện để củng cố cơ sở kinh tế cho đổi mới chính trị, là
nhân tố suy đến cùng quyết định sự ổn định chính trị - xã hội. Ngược lại, đổi mới
chính trị tạo ra cơ sở chính trị - pháp lý cho sự phát triển kinh tế; đồng thời,
tạo động lực và gia tăng sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế.
Thực tiễn nói
trên chứng minh một cách rõ ràng rằng, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở
Việt Nam luôn song hành, hỗ trợ, bổ sung cho nhau; làm cơ sở, tiền đề, điều kiện
của nhau; giữa chúng luôn có mối quan hệ biện chứng và thống nhất hữu cơ với
nhau./.
NCB-H4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét