Chân dung Nguyễn Văn Đài |
Trong những năm
qua các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” với
cấp độ ngày càng quyết liệt. Chúng tập trung triệt để sử dụng các phương tiện
truyền thông hiện đại, đặc biệt là Internet, sử dụng các trang mạng xã hội, các
blog truyền bá các quan điểm sai trái, tung tin xuyên tạc đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh các đồng
chí lãnh đạo cấp cao, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm giảm niềm tin
của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Tiêu biểu như Nguyễn Văn Đài có bài viết
với tựa đề “Bàn về quyền tự do ngôn luận trong chế độ cộng sản Việt Nam”. Bài
viết có nhiều nội dung bịa đặt, xuyên tạc về quyền tự do ngôn luận, cổ súy cho
các việc làm sai trái của một số phần tử xấu như Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá
Phương, Nguyễn Thị Tâm… Nguyễn Văn Đài cho rằng đó là quyền tự do ngôn luận của
công dân, đây không phải tội. Với những luận điệu xuyên tạc, phản động, phản
khoa học và lập luận vô căn cứ, Nguyễn Văn Đài đã hiện nguyên hình là kẻ phản động,
chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa, tiếp tay cho các thế lực thù địch chống
phá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vậy thực
chất âm mưu của Nguyễn Văn Đài là gì? Có lẽ chúng ta, những người Việt Nam yêu
nước chân chính đều dễ dàng nhận ra và khẳng định.
Thứ nhất, không
thể có chuyện dân ta mất quyền “tự do ngôn luận”… Trong quá trình xây dựng và
phát triển đất nước, để phù hợp với thực tiễn, trong bối cảnh “thế giới phẳng”,
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã điều chỉnh, bổ
sung, xây dựng nhiều đạo luật mới, đề cao, tôn trọng các quyền cơ bản, chính
đáng của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận. Điều 25 Hiến pháp năm
2013 quy định rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật
quy định”. Hay như trong các luật được ban hành thời gian gần đây, như Luật tiếp
cận thông tin (năm 2013); Luật Báo chí (năm 2016); Luật An ninh mạng (năm
2018)..., quyền tự do ngôn luận luôn được tôn trọng và bảo đảm. Kể từ khi hòa mạng
Internet toàn cầu ngày 1 tháng 12 năm 1997, Việt Nam liên tục thiết lập những kỷ
lục mới, bảo đảm quyền tự do ngôn luận, báo chí, đáp ứng một cách tốt nhất nhu
cầu tìm kiếm, trao đổi, thụ hưởng thông tin mọi lúc, mọi nơi, mọi mặt,... của
người dân cả trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như truyền thông
xã hội. Người dân Việt Nam có thể dễ dàng truy cập vào tất cả các trang web,
báo chí trên thế giới; có thể bày tỏ mọi suy nghĩ, trăn trở, mong muốn chính
đáng, hợp pháp, bảo đảm thuần phong mỹ tục, giá trị nhân văn, đạo đức,... của
mình trên mạng xã hội hằng giờ, hằng ngày, thông qua việc viết bài, đăng ảnh,
video clip. Mỗi người dân Việt Nam cũng đều có thể tiếp cận tin tức của các cơ
quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới hay các trang cá nhân của mọi “công
dân toàn cầu” mà không gặp phải bất cứ sự hạn chế, ngăn chặn, cấm đoán nào…Điều
này cho thấy rõ không có chuyện ở Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận như sự
xuyên tạc của Nguyễn Văn Đài.
Thứ hai, Nguyễn
Văn Đài cho rằng: Việt Nam đàn áp tự do ngôn luận, “Bắt người nói xấu Đảng và tự
do ngôn luận”, “Dân oan bị khước từ quyền tự do ngôn luận”, “Chuyện gì đang xảy
ra với tự do ngôn luận ở Việt Nam”, “Việt Nam vẫn là quốc gia toàn trị, không
có tự do ngôn luận”... Rõ ràng, chỉ thoạt nhìn vào tiêu đề các bài viết đó cũng
thấy rõ sự bóp méo, xuyên tạc về quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Vậy bản chất
của vấn đề ở đây là gì và nhằm ám chỉ gì? Thực chất nhận thức của Nguyễn Văn
Đài như vậy là phiến diện và không chính xác nếu không muốn nói là sai lầm.
Y đã cố tình viện dẫn bằng những lý lẽ vô căn cứ để rắp tâm chống phá, thực hiện
mưu đồ đen tối của mình khi cho rằng: “lĩnh vực nào, mọi công dân… đều có quyền
lên án, chỉ trích đảng, chế độ, nhà nước… khi họ không hài lòng”. Thế nhưng, việc
phát ngôn tự do, vô lối, xuyên tạc, kích động gây rối, vi phạm pháp luật là những
hành động đáng lên án, cần phải ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh. Bởi con
người biết tuân theo pháp luật mới là con người nhận thức được đầy đủ về tự do.
Tự do ngôn luận đích thực phản ánh năng lực nhận thức và khả năng tự chủ bản
thân cả về mặt phát ngôn và hành động. Suy cho cùng, hành động đúng đắn mới là
thước đo chính xác về giá trị đích thực của tự do ngôn luận. Không thể nói “tự
do ngôn luận” mà hành động lại phá hoại tự do của người khác, tự do xã hội. Tự
do chỉ mở rộng cùng nhịp bước với nâng cao hiểu biết của con người về các quy
luật của tự nhiên, xã hội và tư duy của con người, phải vận động cùng chiều với
quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia - dân tộc, để từ đó làm chủ chính mình
và hành động tự do. Tự do được hình thành, tồn tại trong mối quan hệ giữa cá
nhân và xã hội, cá nhân và Nhà nước. Lòng yêu nước cần phải được thể hiện với
thái độ đúng mực, bình tĩnh, kiềm chế, kiểm soát được hành vi của mình một cách
có ý thức thì con người mới thật sự có tự do. Tự do là quyền của con người
nhưng đó không phải là tự do vô lối, tùy tiện, vô chính phủ, mà nó chỉ được bảo
đảm khi con người nhận thức đúng đắn quy luật khách quan và hành động phù hợp
pháp luật.
Thứ ba, Không
có một quốc gia nào lại có kiểu “tự do ngôn luận tuyệt đối”. Một thực tế cho thấy
mỗi một quốc gia đều có quyền tự do ngôn luận, tuy nhiên ở từng quốc gia đều được
giới hạn trong khuôn khổ pháp luật của quốc gia đó. Chẳng hạn ngay nước Mỹ, Điều
2385 Chương 115 - Bộ luật Hình sự của nước này đã quy định nghiêm cấm mọi hành
vi: "in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối
hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động,
xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng
đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ
lực hoặc bạo lực"...
Việc các quốc
gia giới hạn các quyền tự do ngôn luận trong khuôn khổ pháp luật là hoàn toàn
phù hợp với nội dung đã nêu trong “Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền” của Liên
hợp quốc. Tại Điều 29 của Tuyên ngôn nêu rõ: “Mỗi người đều có nghĩa vụ với cộng
đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế
do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối
với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo
đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.
Như vậy, chúng
ta cần phải thấy rõ một thực tế rằng, không riêng ở Việt Nam, mà với mọi quốc
gia trên thế giới tuy có cách tiếp cận không giống nhau về tự do ngôn luận
nhưng đều có một nguyên tắc cơ bản là việc thực thi tự do ngôn luận phải phù hợp
với tình hình, điều kiện lịch sử, văn hóa, trình độ dân trí, thể chế chính trị
của mỗi nước và không ai được phép lợi dụng quyền cơ bản này để xâm hại lợi ích
quốc gia, dân tộc, làm phương hại danh dự, nhân phẩm người khác, làm ảnh hưởng
tiêu cực đến đạo đức cộng đồng và trật tự xã hội. Mọi công dân, mọi thành viên
trong xã hội thực
hiện quyền tự do ngôn luận của mình trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà
nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng các quyền tự do ngôn luận để xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
Như vậy, có thể
khẳng định những lời lẽ trong bài viết trên của Nguyễn Văn Đài không có gì khác
hơn là xuyên tạc, bỉ ổi, bịa đặt về quyền tự do ngôn luận ở nước ta. Với lẽ đó,
mỗi chúng ta cần nêu cao cảnh giác, lên án, vạch trần và kiên quyết đấu tranh
làm thất bại âm mưu thâm độc này của Nguyễn Văn Đài và các thế lực thù địch từ
đó khẳng định tự do không có nghĩa là tùy tiện, vô lối, muốn làm gì thì làm./.
=TXD-H2=
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét