Thời
gian qua, các đối tượng phản động, thù địch, phần tử xấu gia tăng sử dụng
internet, đặc biệt là các trang mạng xã hội tuyên truyền chống Việt Nam, gây
chia rẽ nội bộ, chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà nước. Các đối tượng sử dụng 63
đài phát thanh có chương trình Việt ngữ, trên 400 báo, tạp chí, 88 nhà xuất bản
tiếng Việt ở nước ngoài, hàng nghìn website, blog… phát tán vào trong nước hàng
trăm nghìn đầu tài liệu chiến tranh tâm lý, phản động…
Được
sự hậu thuẫn, tài trợ từ nước ngoài, một số tổ chức, cá nhân trong nước thúc đẩy
hình thành hội, nhóm “xã hội dân sự” trong nước, kích động số trí thức, văn nghệ
sỹ cực đoan, quá khích phản biện chính sách, đòi tự do thông tin, bảo vệ
blogger quá khích, số đối tượng này thường xuyên tổ chức diễn đàn với nội dung
xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam…
Bên
cạnh đó, các tổ chức phản động bên ngoài lập hàng trăm ưebsite, blog, chỉ đạo đối
tượng trong nước xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà
nước; xuyên tạc kích động quan hệ Việt - Trung; lợi dụng các vấn đề phức tạp,
nhạy cảm,…phát tán thông tin thật giả lẫn lộn về “bí mật nội bộ”, “bí mật đời
tư lãnh đạo” gây nghi ngờ trong nội bộ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng,
Nhà nước, gieo rắc tâm lý hoài nghi, bất bình trong quần chúng nhân dân… Số đối
tượng phản động, cơ hội chính trị, chống đối trong nước tổ chức nhiều hoạt động
khuếch trương thanh thế, công khai hóa hội, nhóm bất hợp pháp, liên kết hoạt động
chống chính quyền. Lợi dụng việc cơ quan chức năng xử lý một số đối tượng vi phạm
pháp luật, chống đối Nhà nước, chúng cung cấp thông tin xuyên tạc cho bên ngoài
nhằm gây nhiễu loạn thông tin, vu cáo chính quyền xử lý đối tượng vi phạm pháp
luật không khách quan, vi phạm dân chủ, nhân quyền; liên hệ cơ quan đại diện
ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam đề nghị can thiệp, gây sức ép đòi trả tự do
cho số đối tượng này.
Hiện
nay, trên không gian mạng xuất hiện rất nhiều trang mạng, tài khoản đăng tải
thông tin giả. Do đó, khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng, người dân cần
bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã
hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo, cụ thể: Kiểm chứng cơ sở
nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông
tin không rõ ràng cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra. Kiểm
tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin, thường nguồn phát của thông tin
xuyên tạc, giả mạo thường là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org),
không có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”. Các trang mạng chính thống của cơ quan tổ
chức Nhà nước có tên miền quốc gia “.vn” và có địa chỉ, thông tin đăng ký cụ thể
rõ ràng trên trang. Đối với các trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức
chính thống, thường đã được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu
bản quyền (dấu tích xanh). Người dân nên quan sát và phân biệt rõ các trang mạng
xã hội chính thống và các trang giả mạo.
Kiểm
tra tác giả, đọc kỹ nội dung để suy ngẫm xác định thông tin thật hay giả; tin tức
giả hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video trong tin
giả thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện
thường bị thay đổi. Tìm các tin, bài viết trên các trang chính thống, uy tín có
nội dung tương tự để đối chiếu hoặc xin sự tham vấn của các chuyên gia.
Lựa
chọn thông tin đăng tải, chia sẻ từ những trang mạng xã hội nên tiếp cận các luồng
thông tin chính thống; không tham gia đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin
sai sự thật, hình ảnh phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục và văn hóa của dân
tộc hoặc bôi nhọ, xúc phạm danh dự của tổ chức và cá nhân; thông tin trái với
quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hoạt động vi phạm pháp
luật hoặc thông tin mà chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tính chính xác của
thông tin. Trường hợp phát hiện các hoạt động nghi có dấu hiệu vi phạm pháp luật
cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý. Đẩy mạnh thông
tin tích cực, có ý nghĩa trong cuộc sống, đấu tranh, phê phán lên án hành vi
sai trái vi phạm trên mạng xã hội./.
PVP-H4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét