Trong những năm
qua, các thế lực thù địch, phản động tăng cường sử dụng internet, mạng xã hội để
móc nối, cấu kết với những cán bộ, đảng viên có biểu hiện tha hóa, biến chất nhằm
lôi kéo, mua chuộc, tạo lực lượng chống phá từ bên trong. Đặc biệt, chúng lợi dụng
internet, mạng xã hội để lan truyền các clip, tài liệu xuyên tạc, bôi nhọ các đồng
chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,... nhằm phá hoại nội bộ, tác động tiêu cực tới nhận
thức, quan điểm, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, dẫn đến hoang
mang, hoài nghi, làm suy giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân vào sự
lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước. Các thế lực thù địch lợi
dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ thành công cụ hữu hiệu cho tuyên truyền
xuyên quốc gia nhằm xuyên tạc, chống phá nền tảng tư tưởng, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thông qua công
nghệ, hoạt động chống phá gia tăng về quy mô, đa dạng về hình thức, nguy hiểm về
tính chất, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian; làm mờ đi hệ tư tưởng,
bạn - thù. Con người dễ bị cuốn vào thế giới ảo dưới sự dẫn dắt bởi tin giả,
tin xấu, độc của các thế lực phản động xuyên tạc, đưa người đọc đi vào ma trận
của thật - giả, giả - thật trên không gian mạng. Nếu người đọc không tỉnh táo
thì rất dễ bị dẫn dắt, đánh lừa, ru ngủ đến mức làm cho chúng ta đôi khi mất cảnh
giác, không thể biết rằng mình đang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Để thực hiện mục
tiêu phá hoại tư tưởng, việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc
trên không gian mạng là hoạt động phổ biến hiện nay của các thế lực thù địch với
hàng loạt tin, bài, hình ảnh, bịa đặt, cắt ghép, thậm trí là xây dựng cả phim
phóng sự điều tra để phát tán, lan truyền với tốc độ nhanh chóng trên mạng xã hội
như facebok, blog… Tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều trở thành mục
tiêu lợi dụng của các thế lực thù địch, trong đó có lịch sử. Điều đáng nói ở
đây, họ thường lợi dụng một số vấn đề lịch sử phức tạp, để tung ra những tư
liệu mà họ cho là mới, nhưng thực ra thiếu những chứng cứ khoa học. Những phân
tích, bình luận họ đưa ra thường mang nặng tính suy diễn chủ quan, phiến diện,
mập mờ.Và chính sự mập mờ đó, gây nhiễu thông tin, làm cho người đọc cảm thấy
hoang mang.
Đất nước Việt
Nam đã trải qua một quá trình hồi sinh, phát triển đi lên vững chắc. Chiêu trò
chúng tung ra trước đây đã không mang lại kết quả. Bởi vậy, những năm gần
đây chúng đã thay đổi chiêu trò chống phá kiểu mới, núp bóng dưới quan điểm
khác, góc nhìn khác. Thông qua cái gọi là "xét lại lịch sử, lật lại lịch sử
hay sự thật lịch sử” nhằm vào một số tướng lĩnh, một số sự kiện hay chi tiết
lịch sử để hy vọng dễ đánh vào lòng người, dễ ru ngủ, dễ làm cho người ta
tin.
Ngày 30/4/1975
là mốc son vĩ đại trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Đó là thành quả của ý chí đoàn kết “muôn người như một” và tinh thần “không có
gì quý hơn độc lập, tự do” của toàn dân tộc.46 năm trôi qua kể từ ngày
30/4/1975 lịch sử, đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, non sông liền
một dải đang ngày càng ổn định và phát triển. Vậy nhưng, sau 46 năm, vẫn còn những
ý kiến sai lệch, xuyên tạc lịch sử, cố tình bóp méo sự thật về các sự kiện diễn
ra tại Dinh Độc lập vào trưa 30/4/1975. Chúng tăng cường xuyên tạc lịch sử
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta, với
ý đồ làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta nhận thức sai lệch về lịch sử dân
tộc, từ đó dao động, nghi ngờ, thiếu lòng tin vào Đảng và chế độ. Thực tế trên
các trang mạng xã hội có nhiều trường hợp không phân biệt được đúng, sai, chưa
hiểu được cốt lõi của vấn đề như thế nào nhưng đã vội vã comment bày tỏ chính
kiến, đó là hành động a dua theo đám đông. Sẽ là bình thường nếu chính kiến là
đúng đắn, trách nhiệm với xã hội, trách nhiệm với lịch sử của quốc gia, dân tộc.
Nhưng thật đau lòng, có những sự việc, hiện tượng mà số đông tham gia bàn tán,
bình luận lại thuộc lĩnh vực mà trước đó đã được các cơ quan chức năng có thẩm
quyền thẩm tra, xác minh, kết luận nhưng nay bị một nhóm người phủi đi tất cả
vì cho rằng kết luận có sự thiên vị. Khi trả lời phỏng vấn các báo, đài trong
nước, thậm trí còn đăng đàn trả lời phỏng vấn của các báo, đài hải ngoại, thường
xuyên có các quan điểm chống phá Đảng, Nhà nước và dùng những từ ngữ rất nặng nề
để bôi xấu, quy chụp người này, nâng đỡ người kia. Họ lật lại sự việc bằng những
lời lẽ và hình ảnh thiếu thuyết phục, thông tin thiếu khách quan, không chính
thống và họ tự cho mình cái quyền phán xét về lịch sử của dân tộc. Họ nhân danh
“sự thật” để đăng đàn trên mạng, viết báo hoặc làm phóng sự, thoạt nghe có vẻ
chính đáng nhưng sự thật chỉ phục vụ mưu đồ của một cá nhân hoặc một nhóm người
thiếu thiện chí nhằm xuyên tạc, bóp méo sự thật để dẫn dắt sự việc phát triển
theo mong muốn của họ là chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và reo rắc sự
hoài nghi vào thế hệ trẻ đối với lịch sử Quân đội, lịch sử dân tộc và làm suy giảm
lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với Quân đội, là sự xúc phạm đến các
anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập - tự do của đất nước.
Để tăng cường
phòng chống “tư diễn biến”, “tự chuyển hóa” trước các quan điểm sai trái của
các thế lực thù địch, cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Khối cần chú trọng nâng
cao ý thức tự giác, kỷ luật trong tiếp xúc thông tin, nắm vững và chấp hành tốt
các quy định về quyền thông tin, phạm vi thông tin của công dân theo quy định của
Hiến pháp, Luật tiếp cận thông tin và Luật An ninh mạng, đồng thời chấp hành
nghiêm Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Mỗi cán bộ, đảng viên luôn nghiêm
túc thực hiện Điều lệ và các quy định của Đảng, của tổ chức mình mà mình là
thành viên, đồng thời thể hiện là cán bộ, đảng viên gương mẫu khi tham gia mạng
xã hội; tỉnh táo, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi phát ngôn, chia sẻ, bình luận, nhận
định, đánh giá về vấn đề, sự kiện hoặc hiện tượng nào đó. Đây cũng là trách nhiệm
của đảng viên nhằm góp phần bảo vệ, giữ vững uy tín của Đảng và của chính bản
thân mình. Khi tham gia mạng xã hội phải thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng,
dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên ở cơ quan, đơn vị công tác và nhân dân tại
địa phương nơi cư trú. Qua đó, kịp thời phát hiện, góp ý, phê bình,… không để đồng
nghiệp của mình và nhân dân bị lôi kéo, dụ dỗ mà cố ý hoặc vô tình ủng hộ, chia
sẻ, lan truyền những thông tin phản động, độc hại trên mạng xã hội. Cần hết sức
tỉnh táo để không bị lợi dụng và tránh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Các cấp
ủy đảng tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng và tiếp tục đấu tranh
phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ và tích cực đấu tranh phản bác thông tin sai sự thật,
xấu độc trên Internet, mạng xã hội giúp cán bộ, đảng viên nhận thức đúng vấn đề,
nhất là liên quan đến các sự kiện lịch sử, sự kiện chính trị; các vụ việc phức
tạp, nhạy cảm được dư luận xã hội quan tâm./.
HPT-TT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét