Pages - Menu

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY

 

Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau cùng tồn tại và ảnh hưởng rộng rãi trên phạm vi cả nước. Hiện cả nước có khoảng 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%). Dịp đầu xuân mới Nhâm Thìn, nhiều lễ hội tôn giáo sẽ được tổ chức nếu không có các quy định hạn chế để phòng chống dịch Covid-19. Các thế lực thù địch thường lợi dụng vấn đề “tôn giáo” cùng với các vấn đề về “dân tộc”, “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do báo chí”,… để chống phá cách mạng Việt Nam, trọng tâm là tuyên truyền, cổ súy tư tưởng ly khai, chống đối, ủng hộ, hỗ trợ cho các phần tử bất mãn, quá khích nhằm kích động biểu tình, gây bạo loạn cục bộ, tạo cớ để các tổ chức nước ngoài, các thế lực thù địch can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Do vậy, nghiên cứu kỹ và nhận thức đúng bản chất, âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động của kẻ thù, nhất là lợi dụng vấn đề “tôn giáo” chống phá cách mạng Việt Nam là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp thiết từ đó để có chủ trương, biện pháp xử lý kịp thời.

Gần đây, các hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch tiếp tục được “tôn giáo hoá”, “quần chúng hoá” và “quốc tế hoá”, đồng thời chuyển hướng mạnh về hoạt động ở các tỉnh duyên hải miền Trung, các tỉnh Bắc Tây Nguyên, trọng tâm là lôi kéo, tập hợp lực lượng từ thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Do đó, công tác đấu tranh của các cơ quan, các lực lượng chức năng cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Cụ thể, chúng đang tập trung vào một số âm mưu, thủ đoạn chính như sau:

Một là, tiếp tục dương cao chiêu bài đấu tranh đòi “tự do tôn giáo”, “tự do báo chí”, “tự do lập hội” để phụ hoạ với các luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch nước ngoài chống phá Đảng, Nhà nước, khối đại đoàn kết dân tộc và sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời lợi dụng các vấn đề xã hội phức tạp như: ô nhiễm môi trường ở các tỉnh ven biển miền Trung, Quốc hội khóa XIV chuẩn bị và thông qua các đạo Luật An ninh mạng, Luật Đặc khu để xuyên tạc, kích động biểu tình, bạo loạn. Tạo ra sự nhiễu loạn thông tin, tâm lý nghi ngờ, hoang mang dao động, nhất là gây nên sự bất mãn trong chức sắc, quần chúng tín đồ và các tổ chức giáo hội đối với Đảng, Nhà nước cũng như các cấp chính quyền ở địa phương.

Hai là, đẩy mạnh các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, uy hiếp, lấn lướt, cản trở các hoạt động của chính quyền địa phương, lôi kéo nhân dân, tập hợp lực lượng công khai phản đối, từng bước “vô hiệu hoá” hoạt động của chính quyền cơ sở, nhất là hoạt động quản lý Nhà nước đối với tôn giáo. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thì chúng kích động quần chúng tín đồ ra đối đầu với cán bộ, cơ quan công quyền, các lực lượng thực thi pháp luật ở cơ sở và sử dụng các trang mạng xã hội, phương tiện truyền thông xã hội để tán phát tài liệu, hình ảnh vu khống cơ quan chức năng, kêu gọi và tập hợp lực lượng, sự hỗ trợ, can thiệp của các tổ chức phản động, các thế lực thù địch.

 Ba là, tăng cường các hoạt động từ thiện, xã hội để phát triển lực lượng, bành trướng thế lực của giáo hội. Đồng thời, khống chế, nắm giữ quần chúng tín đồ và tách họ khỏi ảnh hưởng của Đảng, Nhà nước, chính quyền cơ sở.

Bốn là, kích động quần chúng tín đồ tiến hành gây rối, bạo động chính trị, bạo động vũ trang nhằm chống đối chính quyền, ủng hộ những nhân vật đối lập trong các cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu, ủng hộ các đối tượng mà chúng gọi là “tù nhân lương tâm”, đang bị chính quyền bắt giam, xử lý theo quy định của pháp luật để quấy nhiễu, gây mất ổn định chính trị, trật tự xã hội trong nước, làm giảm uy tín chính trị và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Năm là, lợi dụng quan hệ tôn giáo để móc nối với các thế lực thù địch ở nước ngoài. Qua đó, tìm kiếm sự viện trợ về kinh tế, hậu thuẫn về tinh thần, thống nhất đường hướng và “quốc tế hoá” các hoạt động chống đối của chúng./.

NTC-H4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét