Đến
giữa thế kỷ XIX, ở châu Âu mới xuất hiện những tiền đề về kinh tế - xã hội,
khoa học và lý luận,... dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa Mác, một học thuyết đã
biến chủ nghĩa xã hội không tưởng trở thành khoa học; biến những ước mơ về một
xã hội bình đẳng, công bằng, ấm no, tự do và hạnh phúc của nhân loại tiến bộ
thành hiện thực.
Thời
điểm này, sự ra đời của nền sản xuất đại công nghiệp dựa trên kỹ thuật cơ khí,
trước hết là ở nước Anh, lực lượng sản xuất xã hội ngày càng đạt tới trình độ
xã hội hóa cao. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất với
quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất trong xã hội tư
bản ngày càng phát triển, trở thành mâu thuẫn cơ bản của xã hội. Sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản đến độ nhất định là cơ sở thực tiễn cho những phân tích,
khái quát lý luận, tìm ra bản chất và dự báo xu hướng phát triển.
Sự
phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí trong chủ nghĩa tư bản đã sản sinh ra
một gia cấp mới đó là gia cấp vô sản - giai cấp công nhân. Vì vậy, trong xã hội
tư bản lúc này đã xuất hiện hia giai cấp cơ bản, đối lập nhau về mặt lợi ích,
đó là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân ngày càng lan rộng, phát triển từ tự phát tới tự giác, từ đấu tranh
kinh tế tới đấu tranh chính trị. Phong trào đó cần có một thứ lý luận khoa học
và cách mạng dẫn dắt, soi đường. Chủ nghĩa xã hội khoa học do C.Mác và Ph.Ăngghen
sáng lập đã đáp ứng những yêu cầu cấp thiết đó.
Vào
giữa thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó
có ba phát minh quan trọng: Thuyết tiến hóa, Định luật bảo toàn năng lượng và
Thuyết tế bào. Các phương pháp nhận thức khoa học như: Quy nạp, phân tích, thực
nghiệm, tổng hợp đã thúc đẩy năng lực tư duy khoa học không ngừng phát triển.
Thế
kỷ XIX cũng là thế kỷ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của triết học cổ điển Đức,
kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng. Dựa trên những
tiền đề khoa học và lý luận, nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết trong cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân, C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895) đã kế
thừa, tiếp thu có chọn lọc, phát triển và sáng tạo ra học thuyết khoa học và
cách mạng của giai cấp công nhân là chủ nghĩa xã hội khoa học. C.Mác và
Ph.Ăngghen đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, phát hiện ra quy luật giá
trị thặng dư, chỉ rõ sự hình thành, phát triển, diệt vong của chủ nghĩa tư bản
và vai trò lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản là xóa bỏ chế độ tư bản chủ
nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Như
vậy, chúng ta thấy rằng, chủ nghĩa Mác ra đời là thành tựu trí tuệ của loài người,
phản ánh thực tiễn xã hội, nhất là công cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân,
đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng thế giới, là một tất yếu khách quan
trong tiến trình phát triển lịch sử tư tưởng nhân loại.
Bên
cạnh đó, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã nhiều lần khẳng định học thuyết của
các ông không phải là cái đã hoàn chỉnh, còn nhiều điều các ông chưa có điều kiện,
thời gian, cơ hội nghiên cứu. Theo các ông, phát triển lý luận Mác - Lênin là
trách nhiệm của các thế hệ kế tiếp sau, của những người mácxit chân chính, nếu
họ không muốn trở nên lạc hậu với thời đại của họ. Trên thực tế, ngay trong quá
trình hình thành và phát triển của hệ thống quan điểm lý luận của mình, các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng điều chỉnh một số luận điểm đã trở nên
lạc hậu và phát triển, bổ sung những quan điểm lý luận mới. Do đó, chúng ta thấy
rõ hơn độ mở của học thuyết Mác - Lênin chứ không cứng nhắc, giáo điều, đồng thời
có giá trị bền vững xét trong tinh thần biện chứng, nhân đạo và hệ thống những
tư tưởng cốt lõi của nó. Kiện định những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin là trung thành với bản chất khoa học và cách mạng của nó để không ngừng
phát triển, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin ngày càng hoàn thiện và gắn liền với thực tiễn.
KAT - K3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét