Hiện nay, các thế
lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang tăng cường chống phá sự nghiệp
cách mạng nước ta với nhiều âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm, xảo
quyệt. Đặc biệt là trước, trong và sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng, các hoạt động chống phá càng gia tăng cả về cấp độ, mật độ, tần suất
và lưu lượng. Như chúng ta đã biết, âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực cơ hội,
thù địch là xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta
theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Để thực hiện âm mưu đó, chúng tăng cường sử
dụng “diễn biến hòa bình” - một chiến lược nằm trong hệ thống chiến lược phản
cách mạng.
Trong chiến lược
này, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa được chúng coi là “mũi đột phá”,
hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra “những
khoảng trống” để dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập cán bộ, đảng viên và nhân
dân, từng bước chuyển hóa, xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Chúng ra sức sử
dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, đặc biệt là Internet, các blog để
truyền bá các quan điểm sai trái, tung tin xuyên tạc đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước; vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh các đồng chí lãnh đạo cấp
cao của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia
rẽ Đảng, Nhà nước với Nhân dân.
Dựa vào Internet các thế lực thù địch lợi dụng
các sự kiện trọng đại của Đảng, Nhà nước, Quân đội để tuyên truyền, chống phá;
sử dụng Internet để đẩy mạnh tuyên truyền tập hợp lực lượng, thành lập các
“hội”, “nhóm” bất hợp pháp đứng lên hô hào đấu tranh cho “tự do”, “dân chủ”,
“nhân quyền”; “tôn giáo” ở Việt Nam; kích động văn nghệ sĩ đòi “tự do sáng
tác”, “tự do công bố” các tác phẩm văn học, phản đối sự lãnh đạo của Đảng, quản
lý của Nhà nước ta trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; đặt hàng viết bài đưa lên
các mạng xã hội, blog cá nhân để tuyên truyền kích động chống phá đất nước; Lợi
dụng những căng thẳng về vấn đề Biển Đông để tuyên truyền, kích động nói xấu
Đảng, Nhà nước và Quân đội.
Với thủ đoạn xảo
quyệt các thế lực thù địch trên mạng Internet đã lập ra hàng trăm trang web,
blog, phần lớn máy chủ đặt ở nước ngoài, để thu thập, bịa đặt, nhào nặn, trộn
lẫn thật giả, phát tán những thông tin, hình ảnh xấu độc. Chúng tung ra các
luận điệu vu cáo, bình luận thâm độc liên quan tới những sự kiện trọng đại của
đất nước, thu hút sự phụ họa của những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị. Triệt
để lợi dụng những thông tin về mặt trái, tiêu cực xã hội trên một số cơ quan
truyền thông đại chúng của ta, thổi phồng, quy kết thành bản chất.
Việt Nam hiện là
một quốc gia hoàn toàn có chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân
tộc, song trong bối cảnh toàn cầu hóa, trước các làn sóng “xâm lăng văn hóa”
thâm nhập vào nước ta dưới mọi hình thức, thủ đoạn tinh vi, chúng ta không thể
lơ là, coi nhẹ nhiệm vụ bảo vệ nền văn hóa dân tộc nhân tố quan trọng cấu thành
độc lập dân tộc một cách bền vững nhất.
Thời đại toàn cầu
hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những bước ngoặt phát triển
chưa từng thấy cho nền văn minh nhân loại, nhưng cũng là một thách thức ghê gớm
đối với nhiệm vụ bảo vệ nền văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia.
Một quốc gia hoặc
dân tộc muốn giữ vững độc lập của mình thì trước tiên phải giữ gìn tính độc lập
về văn hóa, chỉ có như vậy mới có thể nói tới độc lập hoàn toàn của một quốc
gia.
Trên thực tế, độc
lập về chủ quyền lãnh thổ dù là cơ sở, tiền đề quan trọng hàng đầu để làm nên
độc lập chủ quyền của quốc gia, nhưng độc lập về văn hóa mới là điều kiện căn
cốt để bảo đảm cho nền độc lập của quốc gia ấy được tồn tại, phát triển bền
vững
Từ Đại hội XII,
Đảng đã chính thức xác định nội dung “bảo vệ văn hóa dân tộc” là một trong
những nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đó là: Bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà
nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc; bảo vệ nền văn
hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội.
Việc Đảng ta xác
định “bảo vệ nền văn hóa dân tộc” thực chất là xác lập bảo vệ chủ quyền văn hóa
của quốc gia. Nói đến văn hóa là nói đến con người do vậy, trong sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc, nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa thực chất là chú trọng quan tâm chăm
lo xây dựng con người có đủ bản lĩnh, niềm tin và sức mạnh tinh thần, năng lực,
sức khỏe nhằm đáp ứng, thực hiện thắng lợi một trong hai nhiệm vụ chiến lược
của cách mạng Việt Nam.
Có một câu danh
ngôn, đại ý: Văn hóa là những cái còn lại khi tất cả cái khác mất đi. Lịch sử
thế giới từng chỉ ra: Mất lãnh thổ, chủ quyền có thể đấu tranh lấy lại, giành
lại được; nhưng mất văn hóa là mất tất cả, mất vĩnh viễn. Bài học lịch sử của
tổ tiên, ông cha ta quyết giữ bằng được văn hóa dân tộc trong thời kỳ hơn nghìn
năm Bắc thuộc để “ta vẫn là ta”, là minh chứng hùng hồn về điều đó.
Thế nhưng, thời
đại ngày nay khác rất xa thời xưa, bởi lẽ cả thế giới đều có thể nằm ngay trong
lòng bàn tay thông qua một cú “nhấp chuột” trên máy tính hay một cái vuốt tay
trên màn hình máy tính bảng, điện thoại thông minh thì không dễ gì giữ được bản
sắc văn hóa vốn là “cái riêng” của dân tộc mình. Hơn nữa cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 dù có mang lại rất nhiều tiện ích văn minh cho cuộc sống con người,
song cũng dễ làm tâm hồn con người trở nên xơ cứng, văn hóa các dân tộc trở nên
đơn điệu, nghèo nàn, thậm chí có nguy cơ lụi bại trước sự “tiến công” vừa công
khai, vừa ngấm ngầm của nền công nghiệp văn hóa nghe nhìn phương Tây đang “tung
hoành” hầu như khắp nơi mọi chốn trên thế giới.
Do đó, điều mấu
chốt để bảo tồn được bản sắc dân tộc là phải vừa chú trọng giữ gìn, vừa bồi
đắp, nâng tầm bản lĩnh văn hóa, trí tuệ dân tộc để có đủ khả năng nhận diện,
lọc bỏ những “virus văn hóa ngoại lai” độc hại đang hằng ngày, hằng giờ tác
động, thẩm thấu vào xã hội; đồng thời luôn thích ứng cởi mở với các nền văn hóa
khác, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để không ngừng làm giàu văn hóa cho
dân tộc mình. Phải khắc sâu, thấm thía lời Bác Hồ dạy: Phương Tây hay phương
Đông có gì hay, có gì tốt ta phải học lấy, song điều cốt yếu là “đừng biến ta
thành kẻ bắt chước”, vì theo Bác: “Cái gốc của văn hóa mới là dân tộc”. Gốc có
vững, cây mới bền. Giữ được cái gốc dân tộc của văn hóa, đó cũng là cơ sở vững
vàng để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và cũng là thành
trì chắc chắn để bảo vệ nền văn hóa dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa hiện
nay./.
VMM-SP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét