Pages - Menu

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2022

KHÔNG TUYỆT ĐỐI HÓA VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN

 

Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế là đúng về lý luận và phù hợp với thực tiễn. Thế nhưng một số người lại cho rằng, kinh tế nhà nước không thể giữ vai trò chủ đạo vai trò đó thuộc về kinh tế tư nhân. Không thể phủ nhận vai trò của kinh tế tư nhân, xong cũng không thể tuyệt đối hóa vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trước hết phải thấy được vai trò của kinh tế nhà nước. Mỗi chế độ xã hội bao giờ cũng có quan hệ sản xuất thống trị, theo đó có thành phần kinh tế chủ đạo. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thành phần kinh tế tư bản tư nhân dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là chủ yếu, là nền tảng. Ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng có kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được xây dựng trên cơ sở sở hữu nhà nước tư bản độc quyền. Dù họ không xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nhưng kinh tế nhà nước tư bản chủ nghĩa độc quyền có vai trò to lớn.

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay có nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Song, sở hữu nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước là đặc trưng, giữ vai trò chủ đạo và là một trong các yếu tố quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế thị trường Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sở hữu nhà nước và kinh tế nhà nước giữ vị trí trọng yếu, vai trò chủ đạo trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội đất nước, tạo nền tảng cơ bản để phát triển mọi ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế, và loại hình doanh nghiệp; đã và đang giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp nhà nước trở thành lực lượng nòng cốt để thực hiện vai trò quan trọng trong ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, góp phần to lớn trong đảm bảo quốc phòng an ninh, an ninh lương thực, an ninh năng lượng quốc gia. Kinh tế nhà nước là lực lượng chủ yếu hình thành các trung tâm kinh tế, đô thị mới, là lực lượng đầu tư vào những lĩnh vực, các công trình, trọng điểm quốc gia đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vồn chậm và lợi nhuần thấp. Đồng thời đây là đội quân chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút FDI, có vai trò tích cực trong việc hạn chế những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu đền nền kinh tế nhà nước.

Không thể tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế tư nhân. Thành phần kinh tế tư nhân ra đời trên cơ sở chế độ sở hữu tư nhân, hay chế độ tư hữu (sở hữu cá thể, tiểu chủ và sở hữu tư bản tư nhân) và bao gồm thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, thì kinh tế tư nhân được thừa nhần và khuyền khích phát triên; coi đó là vấn đề chiến lược lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đến nay, kinh tế tư nhân đã phát triển và trở thành lực lượng kinh tế lớn mạnh, đóng vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế, gớp phần vào công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Việc thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích các chủ thể kinh tế tư nhân làm giàu hợp pháp, và góp phần làm giàu cho xã hội là cách thức quan trọng giải phóng sức sản xuất, góp phần làm phát triển kinh tế xã hội. Song không vì thế mà đề cao quá mức, dẫn đến tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế tư nhân, rằng kinh tế tư nhân là nền tảng của nền kinh tế và gán cho nó vai trò chủ đạo. Năng lực cạnh tranh của kinh tế tư nhân còn thấp, nguồn lực tài chính và trình độ trang thiết bị kỹ thuật còn nhỏ bé, thấp kém. Năng lực quản trị còn nhiều vấn đề hạn chế, đại bộ phận các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân thực hiện kinh doanh theo kiểu ngắn hạn, chưa hoạch định được chiến lược kinh doanh lâu dài…. Vì vậy, nếu giao vai trò chủ đạo cho kinh tế tư nhân thì chẳng khác nào giao một nhiệm vụ không tưởng vượt khỏi khả năng đảm đương của nó.

Đảng ta đã xác định xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì việc khẳng định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế là định hướng chính trị đúng đắn và hoàn toàn phù hợp với lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin./.

P.T.H.H2

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét