Đối
với mỗi người dân nước Việt Nam, Quốc ca chính là hồn thiêng của dân tộc, là
khí thiêng sông núi, thôi thúc lòng tự hào, tự tôn dân tộc. “Đoàn quân Việt Nam
đi chung lòng cứu quốc. Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa. Cờ in máu
chiến thắng mang hồn nước. Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca...”. Đã bao lần,
trong những phút giây trang nghiêm nhất, trước lá cờ đỏ sao vàng, mỗi chúng ta
đã cất lên lời hát ấy. Mỗi lần hát là mỗi lần trái tim chúng ta rung lên cùng
non sông đất nước, cùng những tháng năm bi tráng chưa đi qua, đã đi qua đầm đìa
mồ hôi và máu xương của dân tộc. Bài hát mang giai điệu tự hào, thiêng liêng nhất
của Tổ quốc, bởi đó là Quốc ca nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc
ca vang lên là hồn nước vang lên, trầm hùng, tha thiết, tự hào khôn xiết. Âm hưởng
ấy không hề đổi thay, hao khuyết dù là chiến tranh hay thời bình. “Tiến lên!
Cùng tiến lên! Nước non Việt Nam ta vững bền…”. Bài hát ngân rung trên những chặng
đường đánh giặc, sau từng trận đánh khốc liệt, trong mỗi chiến thắng vang dội
và trên mỗi đau thương mất mát to lớn mà dân tộc này phải chịu đựng, gánh gồng.
Người chiến sĩ hát khi tuyên thệ trước Quốc kỳ. Người thương binh đã hát trên
giường bệnh, hát trong ca mổ không có thuốc gây mê. Các em học sinh hát khi
chào cờ. Bài hát cất cao trong mỗi công trình mới, âm điệu tự hào thiêng liêng
tỏa lan trong mỗi làng mạc phố phường, từ núi cao trập trùng đến biển rộng bao
la, 54 dân tộc anh em cùng hát.
Thế
nhưng! tối mấy trước dư luận cả nước đã rất bức xúc khi lần đầu tiên không được
nghe lời bài hát “Tiến quân ca” trong phần chào cờ trước trận đấu giữa đội tuyển
Việt Nam và Lào trong khuôn khổ vòng bảng AFC cup. Bức xúc kèm nỗi buồn, đó là
tâm trạng phổ biến của rất nhiều người. Bức xúc vì người ta lấy lý do bản quyền
để tắt tiếng bài hát này. Bức xúc vì đây là lần đầu tiên người Việt Nam trên khắp
thế giới phải chứng kiến câu chuyện này, một điều chưa từng xảy ra.Người ta có
thể lấy lý do Luật bản quyền, Luật sở hữu trí tuệ để thực hiện hành động này,
và người ta thực hiện theo Luật. Tuy nhiên, quan điểm của cá nhân tôi là không
thể máy móc áp dụng pháp luật hoặc cố tình áp dụng pháp luật theo hướng “lợi
ích” với một tác phẩm như “Tiến quân ca”.
Bởi
đơn giản “Tiến quân ca” là Quốc ca của Việt Nam, mà Quốc ca thì chỉ có 1 và duy
nhất mà thôi. Không thể đánh đồng Quốc ca với bất kỳ bản nhạc nào khác được. Quốc
ca là hồn thiêng sông núi, Quốc ca là hồn cốt dân tộc. Quốc ca là niềm tự hào của
mỗi người dân Việt. Quốc ca là điều thiêng liêng nhất trong những điều thiêng
liêng của mỗi người dân Việt Nam.Người dân Việt Nam đã quá quen với những giai
điệu hoành tráng của bản Quốc ca trước mỗi trận đấu của đội tuyển. Thế mà nay
nó đột ngột bị cắt đứt với một lý do “bản quyền”. Doanh nghiệp sẽ đưa ra lời giải
thích của doanh nghiệp, nhưng góc độ cơ quan quản lý cũng không thể không có
trách nhiệm. Thậm chí ngay cả doanh nghiệp trong và ngoài nước nếu họ định tính
toán thiệt hơn để trục lợi từ chính bài Quốc ca, tôi nghĩ đó là một tính toán
sai lầm. Sự bức xúc của cộng đồng mạng, của nhân dân sẽ hướng tới doanh nghiệp.
Kiếm tiền ở đâu cũng được, nhưng phải biết tôn trọng những điều thiêng liêng, bất
khả xâm phạm. Bởi vì lịch sử, hồn cốt của dân tộc bao giờ cũng thiêng liêng. Bất
kỳ là ai cũng đừng bao giờ đụng vào cõi thiêng ấy./.
LXT-KBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét