Trong
những năm qua, Bộ Chính trị, Ban bí thư, Ban chấp hành Trung ương cũng như các
cấp đã có những chỉ thị về tổ chức Tết Nguyên đán, một trong những nội dung
quan trọng đó là “…nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới
mọi hình thức” nhằm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Song
trong thực tế không thể phủ nhận là hiện vẫn còn có không ít người lợi dụng tặng
quà Tết với những món quà có giá trị lớn hay bằng “phong bì” (tùy theo mục
đích) để thực hiện mục đích hối lộ, chạy chọt, tạo “quan hệ” hay với một mục
đích nhằm mưu lợi cá nhân và tổ chức nào đó. Mặt khác đang còn nhiều cán bộ
lãnh đạo, cán bộ cấp trên, người có địa vị vẫn “vui vẻ” tiếp nhận, thậm chí nếu
cấp dưới, những người yếu thế không tặng quà còn tỏ thái độ không tốt và từ đó
sẽ có những “tác động” hay có những biểu hiện trù dập cấp dưới với lý do “Tết đến
không có quà” cho mình.
Đây
là một vấn đề, có thể gọi tình trạng “báo động” và cũng từ đây sẽ tạo nên nhiều
hệ lụy không tốt cho xã hội, cho thế hệ mai sau, ảnh hưởng đến văn hóa của dân
tộc nói chung và môi trường văn hóa của một cơ quan, đơn vị nói riêng và cũng từ
đây dẫn đến tình trạng hối lộ biến tướng.
Đáng
lẽ ra, cấp trên là người có nguồn thu nhập cao hơn, có điều kiện khá hơn về cuộc
sống vật chất hơn cấp dưới thì lại càng phải chăm lo cho cấp dưới, phải xứng
đáng là chuẩn mực đạo đức, tấm gương liêm khiết cho cấp dưới học tập và noi
theo và góp phần xây dựng nên môi trường văn hóa tốt đẹp hơn trong xã hội Việt
Nam và trong cơ quan, đơn vị chúng ta, để từ đó tạo nên niềm tin của nhân dân đối
với cán bộ, đảng viên, của cấp dưới đối với cấp trên.
Do
vậy, cũng đã gần đến Tết Nguyên đán Nhân Dần 2022; chúng ta lại càng phải tiến
hành quán triệt và thực hiện nghiêm túc, triệt để Chỉ thị số 11-CT/TW, ngày
08/12/2021 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Nguyên đán Nhâm Dần
2022 và trong đó cần phải chú trọng quán triệt, thực hiện triệt để nội
dung “nghiêm cấm, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức” và
đừng để nét đẹp văn hóa của Tết cổ truyền dân tộc, trở thành cơ hội “tặng quà”,
“biếu quà”, “phong bì” cho những con người có mưu cầu lợi ích riêng của
mình.
Lời
kết: Những người lãnh đạo, người cấp trên thực sự có tâm, có tầm phải luôn hiểu
rằng món qùa lớn nhất của cấp dưới dành cho mình không phải là tiền, không phải
là giá trị của vật chất mà chính là sự tôn trọng, cảm phục, tình cảm chân
thành, là sự đoàn kết, cố gắng trong công việc để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ,
góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Để cho tiêu cực trong lợi dụng “tặng”,
“biếu” quà Tết được xảy ra trong đơn vị; đòi hỏi mỗi cán bộ, nhân viên, học
viên tại Học viện Chính trị, là môi trường xã hội và nhân văn lớn của Quân đội
nhân dân Việt Nam anh hùng lại càng phải tỏ rõ vấn đề này.
PQK
- KBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét