Trong cuộc
kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, mà đỉnh cao là chiến dịch điện biên
phủ, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân của ta đã phải đương đầu với một đội
quân xâm lược lớn mạnh, có quân số đông, vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại.
Nghệ thuật tiến
hành chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh phải giải quyết một
bài toán lịch sử mới: Làm thế nào để nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân có
thể chiến thắng được một đội quân xâm lược nhà nghề, ở một chiến trường rừng
núi hết sức phức tạp về địa hình, khí hậu, thời tiết, trong điều kiện đất nước
còn muôn vàn khó khăn, thử thách, lực lượng vũ trang nhân dân, nhất là quân đội
nhân dân còn non trẻ, vũ khí trang bị còn ít và thô sơ?
Vận dụng và
phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự vô sản, nhất là nghệ thuật tiến hành chiến
tranh nhân dân, nghệ thuật phát huy vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân
trong chiến tranh chính nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta; kế thừa truyền thống, kinh nghiệm “trăm họ là binh”, “cả nước một
lòng”, “toàn dân đánh giặc”, “chúng chí thành thành”, “vua tôi đồng lòng, anh
em hòa thuận”, “hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy yếu
chống mạnh”, “lấy ít địch nhiều”… chúng ta đã quy tụ, khơi dậy và phát huy cao
độ sức mạnh chính trị - tinh thần của lực lượng vũ trang nhân dân và của nhân
dân các dân tộc Việt Nam để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm
châu, chấn động địa cầu”.
“Thế trận lòng
dân” trong chiến thắng Điện Biên Phủ là sự gắn kết và quy tụ sức mạnh của lực
lượng vũ trang nhân dân với nhân dân các dân tộc Việt Nam. Trong những ngày đêm
gian khổ, khó khăn, chiến đấu, hy sinh ở mặt trận Điện Biên Phủ, Bộ đội, Công
an và Dân công đã kề vai, sát cánh chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Lực lượng
vũ trang nhân dân và nhân dân các dân tộc Việt Nam, nhất là lực lượng vũ trang
nhân dân trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và nhân dân các dân tộc Tây
Bắc đã gắn bó keo sơn, đồng cam, cộng khổ, cùng nhau chịu đựng mọi khó khăn,
gian khổ, hy sinh, với những ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”.
“Thế trận lòng
dân” trong chiến thắng Điện Biên Phủ là sự gắn kết và quy tụ sức mạnh của hậu
phương và của tiền tuyến. Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn của một đất nước
vừa giành được độc lập, nhưng hậu phương của chiến tranh, nhất là hậu phương ở
chiến trường Tây Bắc đã được củng cố, xây dựng, nhất là xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân để tập trung sức chi viện
cho tiền tuyến. Do thực hiện tốt chính sách cải cách ruộng đất nên nông
dân rất phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, hăng hái đóng thuế nông nghiệp, xung phong
tòng quân và đi dân công phục vụ chiến dịch. Những kết quả đạt được trong cải
cách ruộng đất đã động viên, khích lệ, làm nức lòng các chiến sĩ đang chiến đấu
ở ngoài mặt trận.
Những chiến thắng
vang dội của các chiến sĩ ở ngoài mặt trận, nhất là những chiến công vượt qua mọi
khó khăn, gian khổ, dũng cảm, hy sinh vì thắng lợi của chiến dịch đã có sức lay
động, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần của không chỉ các chiến sĩ đang trực tiếp chiến đấu,
phục vụ chiến đấu ở mặt trận, mà còn có ý nghĩa động viên tinh thần của nhân
dân ở hậu phương làm tăng thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó, động viên, khích lệ
lẫn nhau giữa tiền tuyến với hậu phương, hậu phương với tiền tuyến, tạo nên “thế
trận lòng dân” ngày càng gắn bó vững chắc.
“Thế trận lòng
dân” trong chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu hiện của việc khơi dậy và phát huy
sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân các dân tộc Việt Nam trong
việc khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, sẵn sàng đứng lên chấp nhận mọi
khó khăn, gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì ấm no, tự do, hạnh
phúc của nhân dân, quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Với việc
khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước của lực lượng vũ trang nhân dân và nhân
dân các dân tộc Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ tạo nên một “thế trận
lòng dân” vững chắc, nhất là đã tạo ra được một phong trào thi đua giết giặc lập
công sôi nổi, rộng khắp từ cán bộ đến chiến sĩ, từ những người trực tiếp chiến
đấu đến những người phục vụ chiến đấu trong suốt 56 ngày đêm “khoét núi,
ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, “máu trộn bùn non”, nhưng “gan không núng, chí
không mòn”.
Việc khơi dậy
và phát huy tinh thần yêu nước của lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân các
dân tộc Việt Nam không chỉ là việc khơi dậy và phát huy sức mạnh chính trị -
tinh thần của những người trực tiếp chiến đấu và những người phục vụ chiến đấu
ngay tại mặt trận, mà đó còn là việc khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước của
toàn thể nhân dân các dân tộc Việt Nam hướng ra tiền tuyến với tinh thần: “Thà
hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Thực
hiện lời động viên, kêu gọi của Trung ương Đảng, của Chính phủ, của Hồ Chủ tịch,
hàng vạn con em các dân tộc Việt Nam trên khắp các vùng, miền của đất nước đã
hăng hái xung phong, nô nức lên đường tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
Chúng ta đã
khơi dậy và phát huy được cao độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Việt Nam, quy tụ được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ, đóng góp của nhân dân cả
tinh thần và vật chất, cả lực lượng và của cải cho chiến dịch lịch sử Điên Biên
Phủ, để rồi làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” như nhà
thơ Tố Hữu đã viết./.
Tia chớp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét