Từ quốc gia giàu tài nguyên, có tiềm năng phát triển hàng đầu ở khu vực Đông Âu, Ukraine đã đi xuống trong nhiều năm gần đây do những bất ổn chính trị kéo dài, không lối thoát. Ý định gia nhập NATO gây căng thẳng ba bên giữa Ukraine – Nga và phương Tây khiến quốc gia này càng rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Hơn bao giờ hết, cuộc khủng hoảng ở Ukraine cho thấy bài học về giá trị độc lập, tự cường của một quốc gia.
Trước hết phải thấy rằng, Ukraine là một quốc gia có địa chính trị quan trọng đặc biệt. Nước này nằm ở cửa ngõ giữa Đông và Tây Âu. Đây được coi là con đường huyết mạch để phương Tây có thể tiến sâu vào không gian hậu Xô Viết. Vậy nên, cả Nga và phương Tây đều tìm mọi cách để duy trì, tăng cường ảnh hưởng của mình tại Ukraine.
Ukraine tập trận trên bộ quy mô lớn với Mỹ, Ba Lan và Litva
(Nguồn: AFP/TTXVN) |
Những bất ổn chính trị kéo dài hiện nay ở Ukraine cũng xuất phát từ những vấn đề lịch sử. Từ sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, trong nội bộ Ukraine đã có sự xuất hiện hai xu hướng mâu thuẫn nhau: thân Nga và thân phương Tây. Cuộc cách mạng Nhân phẩm năm 2014 cho đến nay vẫn là điều gây tranh cãi khi Liên bang Nga luôn cho rằng đây là cuộc đảo chính Tổng thống Viktor Yanukovych trước sự làm ngơ, âm thầm hậu thuẫn của các nước phương Tây, và cũng chưa đem lại điều tốt đẹp gì. Liên tiếp các Tổng thống sau cách mạng - Oleksandr Turchynov, Petro Poroshenko, hay như Tổng thống đương nhiệm Volodymyr Zelensky - đều chưa thể chấn hưng kinh tế, tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để Ukraine để phát triển.
Trước cuộc Cách
mạng trên, Ukraine được xem như chia làm 2 phe Đông và Tây, với các tổng thống
hoặc được miền Đông ủng hộ và thân Nga hoặc được miền Tây ủng hộ và có xu hướng
nghiêng về Liên minh châu Âu (EU) lên cầm quyền. Sau Cách mạng, Ukraine quyết
chỉ chọn con đường hướng tới EU, NATO và xa rời nước Nga láng giềng. Tuy nhiên
có lẽ nước Ukraine hướng tới châu Âu tươi đẹp lại không được tươi đẹp và sáng sủa
như nước Ukraine Đông-Tây trước kia.
Như vậy, không
chỉ bên ngoài mà chính trong lòng phương Ukraine cũng đã tồn tại mâu thuẫn Đông
– Tây, nhân tố chi phối tới những bất ổn, khủng hoảng chính trị kéo dài ở nước
này.
Với vị trí địa chính trị và vấn đề nội
tại như vậy, rõ ràng Ukraine nên duy trì chính sách đối ngoại tự chủ, dung hoà
lợi ích của cả Nga và phương Tây. Trong mối quan hệ này, dù ngả theo phương Tây
hay Nga cũng sẽ làm cho mâu thuẫn bùng lên. Vậy nên, việc Ukraine có ý định gia
nhập NATO đương nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nga, nhất là việc hạn
chế sự ảnh hưởng, tiến sâu của NATO vào không gian hậu Xô Viết.
Tóm lại, có thể thấy nước Ukraine vẫn bế tắc
trong cuộc khủng hoảng cả về quân sự và kinh tế mà chưa tìm được đường hướng
thích hợp để giải quyết những khó khăn này. Nếu trước đây, Ukraine có được những
thế hệ lãnh đạo kiên định, quyết tâm đi theo con đường tự lực, tự cường, không
nghiêng sang Tây hay ngả sang Đông, để trông mong vào các khoản tiền viện trợ
thì có lẽ, sau 30 năm, đất nước này đã không rơi vào tình cảnh như hiện nay. Vị
trí địa chính trị của Ukraine có những điểm tương đồng với Việt Nam, nơi cạnh
tranh chiến lược của các nước lớn. Để có sự ổn định chính trị để phát triển
kinh tế, Ukraine phải có chính sách đối ngoại linh hoạt, khéo léo trên nguyên tắc
độc lập, tự chủ.
Thế mới thấy đường
lối ngoại giao CÂY TRE của Việt Nam quả là đúng đắn!
NĐV-H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét