Thời
gian qua, trên các diễn đàn trong nước và quốc tế, có một số luận điệu xuyên tạc,
phủ nhận bản chất giai cấp công nhân (GCCN) của đảng cộng sản, qua đó phủ nhận
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Những luận điệu đó cho rằng, ngày nay,
công nhân ở các nước tư bản không còn bị bóc lột nữa; GCCN đã được trung lưu
hóa, địa vị của họ đã có sự thay đổi căn bản, nên không còn sứ mệnh lịch sử...
Thực chất những luận điểm đó là sự biện hộ cho địa vị thống trị, bóc lột của
giai cấp tư sản (GCTS), cho sự tồn tại “vĩnh hằng” của CNTB trên cơ sở phủ nhận
vai trò lịch sử khách quan của GCCN và tính tất yếu thắng lợi của CNXH.
Để
xem xét vai trò lịch sử của một giai cấp, phải dựa trên cơ sở địa vị kinh tế -
xã hội của giai cấp đó, chứ không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của một cá
nhân hoặc một lực lượng xã hội nào. Trong xã hội tư bản, các giai cấp khác đều
suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp; trái lại, GCCN
là sản phẩm của nền đại công nghiệp, là LLSX tiên tiến, đại diện cho PTSX tiên
tiến - PTSX cộng sản chủ nghĩa. Đây là điều quyết định GCCN là giai cấp duy nhất
có sứ mệnh thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH, CNCS. Lấy sự nghèo khổ làm cơ sở để luận
giải sứ mệnh lịch sử của GCCN là một lập luận phản khoa học, là mưu đồ hòng
xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Hiện
nay, một bộ phận khá đông GCCN đã trở nên trung lưu hoá, nhưng đó là sự phản
ánh mức sống trong điều kiện mới (do tiến bộ chung của sự phát triển xã hội); đồng
thời, là kết quả đấu tranh liên tục, bền bỉ của chính GCCN chống GCTS suốt nhiều
thế kỷ qua. Sự phát triển của LLSX và phân công lao động xã hội, cũng như sự biến
đổi cơ cấu xã hội của GCCN đã làm cho diện mạo của GCCN hiện đại trong xã hội
tư bản không giống như những mô tả của C. Mác trong thế kỷ XIX. Thế nhưng, với
những biến đổi đó mà đi đến kết luận GCCN không còn bản chất cách mạng nữa là
sai lầm cả về chính trị và khoa học. Công nhân hiện nay dù có cổ phiếu, cũng chẳng
làm thay đổi được địa vị làm thuê và bị bóc lột trong xã hội tư bản. Họ không
trở thành “nhà tư bản” theo cách tuyên truyền của các lý luận gia tư sản, mà chỉ
là “nhà tư bản” đối với chính mình. Chế độ cổ phiếu thật sự là phương pháp hữu
hiệu cột chặt người lao động và bắt họ lệ thuộc hơn nữa vào giới chủ. Hy vọng
thay đổi địa vị người lao động trở thành người chủ thật sự ở các nước tư bản chủ
nghĩa chỉ là ảo tưởng, là hành động tự lừa dối.
Cho
dù CNTB hiện đại có những biến đổi và phát triển như thế nào, thì bản chất bóc
lột của nó vẫn không hề thay đổi, vẫn đúng với sự phát hiện của C. Mác trước
đây. Trong lòng xã hội tư bản, đời sống của người lao động tuy có được cải thiện,
nhưng số người bị hất ra hè phố, số người nghèo khổ vẫn ngày càng tăng. Không
những thế, sự bóc lột và bản chất phản động của CNTB còn mở rộng đến các nước
đang phát triển bằng các hình thức nô dịch kinh tế và chủ nghĩa cường quyền mới
về chính trị, kinh tế và quân sự… tất cả điều đó đã nói lên tính chất bóc lột,
phản động của CNTB. Phải chăng, việc lợi dụng những thành tựu khoa học - công
nghệ để điều chỉnh và thích nghi chính là CNTB đang làm cái việc rèn dũa vũ khí
sẽ giết mình thêm sắc nhọn hơn - điều mà C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã từng nói
cách đây hơn 160 năm trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Và trong điều kiện
đó, GCCN càng nhận thức rõ hơn sứ mệnh lịch sử của mình là loại bỏ CNTB ra khỏi
đời sống xã hội, xây dựng CNCS văn minh, xác định rõ hơn con đường, biện pháp để
thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Cuộc đấu tranh của GCCN dù còn nhiều bước
thăng trầm, nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra theo quy luật khách quan của lịch sử.
Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại trong lòng CNTB và cuộc đấu tranh
của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của CNTB.
Đại
hội XI của Đảng ta đã chỉ rõ: “Hiện tại, CNTB còn tiềm năng phát triển, nhưng về
bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản
vốn có của CNTB,... chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu
sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra”.
Cùng
với sự phát triển của dân tộc, GCCN Việt Nam đã có nhiều thay đổi, phát triển cả
về số lượng, chất lượng, cơ cấu và vai trò trong xã hội. Thông qua chính đảng
tiền phong của mình, GCCN Việt Nam là giai cấp duy nhất lãnh đạo cách mạng,
lãnh đạo xã hội, đưa sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN đến thắng
lợi. Vai trò lãnh đạo, bản chất cách mạng, tính tiền phong của GCCN Việt Nam
không hề thay đổi. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh” ở Việt Nam trong tình hình mới, cấp thiết phải xây dựng
GCCN cả về số lượng và chất lượng; nhất là việc “... nâng cao bản lĩnh chính trị,
trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật
lao động, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH và hội nhập quốc tế. Phát huy
vai trò của GCCN là giai cấp lãnh đạo cách mạng, thông qua đội tiền phong là Đảng
Cộng sản Việt Nam”./.
OCEAN-KBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét