Nâng cao cảnh
giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động thu thập bí mật Nhà nước,
bí mật quân sự là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, các
“cơ quan đặc biệt” nước ngoài đều tiến hành thu thập, đánh cắp thông tin tình
báo. Để thực hiện mục tiêu thu thập tin tức tình báo, họ sử dụng nhiều thủ đoạn
tinh vi, kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức “cổ điển” với sử dụng phương tiện
hiện đại, công nghệ cao... cải cách tổ chức, phương thức hoạt động, với mục
tiêu trở thành nguồn cung cấp thông tin tình báo duy nhất, hiệu quả nhất. Trong
nhiều lĩnh vực, các cơ quan tình báo nước ngoài đã quay lại hoạt động theo kiểu
“cổ điển”, như: tuyển mộ, cài cắm người vào các cơ quan, tổ chức mà họ cho là
có nguồn thông tin tốt nhất. Bên cạnh phương thức “cổ điển”, họ còn chú trọng sử
dụng đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên “lành nghề”, đội ngũ “tin tặc” đánh cắp,
thu thập thông tin, tài liệu mật; tối ưu hóa tính năng của các phương tiện khoa
học công nghệ hiện đại để tiến hành các hoạt động đánh cắp thông tin, tài liệu
mật, v.v. Có thể khẳng định rằng, âm mưu, thủ đoạn hoạt động thu thập bí mật
Nhà nước, bí mật quân sự của các thế lực thù địch, phản động diễn ra thường
xuyên, rất quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Để đấu tranh có hiệu
quả với các âm mưu, thủ đoạn hoạt động đó, không để lộ, lọt bí mật Nhà nước, bí
mật quân sự trong bối cảnh nước ta tiếp tục hội nhập, quan hệ quốc tế ngày càng
sâu rộng, xin đề xuất một số biện pháp chủ yếu sau:
Một là, cấp
ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác
tuyên truyền, giáo dục, thực hiện các chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước,
Quân đội về quản lý, giữ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự; trọng tâm là: Chỉ thị
48-CT/TW, ngày 14-02-2005 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ bí mật của Đảng trong
phát ngôn và sử dụng, bảo quản thông tin, tài liệu trong tình hình mới”; Pháp lệnh
30/2000/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa X) về “Bảo vệ bí mật
Nhà nước”; Chỉ thị 197-CT/ĐUQSTW, ngày 22-10-1998 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự
Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về “Tăng cường công tác bảo vệ bí mật
quân sự, bí mật quốc gia, chống điều tra thu thập tình báo, bảo vệ chính trị nội
bộ Quân đội”, v.v. Qua đó, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nhận rõ âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch trong lĩnh vực này; không mơ
hồ, mất cảnh giác, vô tình tiếp tay cho địch; chủ động phát hiện, đấu tranh
ngăn chặn có hiệu quả những hoạt động câu móc, cài cắm người vào nội bộ các cơ
quan, tổ chức của ta để thu thập tin tức bí mật.
Hai là, làm
tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ đơn vị an toàn tuyệt đối. Cấp ủy,
chỉ huy các cơ quan, đơn vị, nhất là các cơ quan cơ mật, trọng yếu, phải chấp
hành nghiêm quy định, quy trình về tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm, bảo đảm cán bộ,
nhân viên có lý lịch trong sạch, quan điểm chính trị vững vàng và có trình độ
chuyên môn cao. Đồng thời, thường xuyên quản lý, nắm chắc tình hình chính trị,
tư tưởng, các mối quan hệ của cán bộ, nhân viên cả trong đơn vị, gia đình và địa
phương, địa bàn, nhất là đội ngũ cán bộ, nhân viên thường xuyên làm việc, tiếp
xúc với người nước ngoài,… kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm quy
định, vô tình hay cố ý làm lọt, lộ thông tin bí mật.
Ba là, các
cơ quan, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn và có biện pháp ngăn ngừa,
chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những hạn chế, sai sót trong công tác bảo mật. Định
kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác bảo vệ bí mật nhà nước,
bí mật quân sự, bổ sung hoàn thiện các quy chế, quy định của cơ quan về công
tác bảo vệ bí mật quân sự cho phù hợp với thực tiễn cơ quan, đơn vị; làm tốt
công tác biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong thực
hiện tốt công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
Bốn là, quan
tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, cũng như các phương tiện bảo mật phù
hợp, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước,
nhất là các cơ quan Đảng, chính quyền, các ngành cơ yếu, viễn thông, công nghệ
thông tin, công nghệ cao…; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về nghiệp vụ quản lý,
trang thiết bị kỹ thuật, bảo đảm tốt kinh phí nghiệp vụ và có chế độ, chính
sách phù hợp cho cán bộ, nhân viên, những người trực tiếp làm công tác cơ mật của
Đảng, Nhà nước và Quân đội.
Ngoài ra, cơ
quan quản lý nhà nước cần chú trọng quản lý đội ngũ phóng viên, báo chí trong
việc thực hiện Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về “Quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ in-tơ-nét và thông tin trên mạng”; chấp hành quy chế
quản lý, sử dụng tài liệu mật, đưa tin,… không để “vô tình” lộ, lọt bí mật Nhà
nước, bí mật quân sự, đưa thông tin sai lệch,… góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc
trong tình hình mới./.
PQV-H8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét