“Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là một chỉnh thể được cấu thành
bởi 5 mục tiêu tồn tại trong mối quan hệ thống nhất. Đây là kết quả của quá
trình kế thừa, vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào
tổng kết thực tiễn cách mạng, vào công cuộc đổi mới của Việt Nam.
Về
mục tiêu “Dân giàu”
CNXH
chỉ trở thành hiện thực khi chủ thể xã hội là người dân giàu có, sung túc về vật
chất, là cơ sở để thỏa mãn nhu cầu tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú.
Thành tố thứ nhất trong đặc trưng này cũng là sự bác bỏ các luận điệu xuyên tạc
của các thế lực thù địch khi họ cho rằng, CNXH “chia đều sự nghèo khổ cho người
dân”. Việc xác định trên cũng là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu của CNXH trong bối cảnh mới của
thời đại. Vấn đề này, chính Hồ Chí Minh đã từng đề cập, khi Người cho rằng, “Nếu
nước độc lập mà dân không hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý
gì”; “Mục đích của CNXH là gì? Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là: không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, trước hết là Nhân dân lao
động”.
Về
mục tiêu “Nước mạnh”
Chủ
tịch Hồ Chí Minh xác định, con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền
với CNXH nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi thân phận thuộc địa, khỏi tình cảnh nước
nhược tiểu, vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhận thức rõ điều đó
Đảng ta đã khẳng định: “Có CNXH, Tổ quốc ta mới có kinh tế hiện đại, văn hóa
khoa học tiên tiến, quốc phòng vững mạnh; do đó bảo đảm cho đất nước ta vĩnh viễn
độc lập tự do và ngày càng phát triển phồn vinh”
Một
quốc gia mạnh là mạnh cả về kinh tế, chính trị, văn hoá lẫn an ninh, quốc phòng,
đối ngoại. Đây là sức mạnh tổng hợp, mạnh trong việc xây dựng kinh tế phát triển,
văn hoá phát triển, chính trị ổn định, quốc phòng và an ninh vững chắc, mạnh
trong việc nâng cao vị thế quốc tế của đất nước và dân tộc.
Và
nước mạnh chỉ trở thành mục tiêu của CNXH khi “nước” là nước của Nhân dân, do
Nhân dân làm chủ; khi nước mạnh là điều kiện để Nhân dân được hưởng hòa bình, tự
do, ấm no, hạnh phúc.
Về
mục tiêu “Dân chủ"
Nếu
như Văn kiện Đại hội X của Đảng, mệnh đề “công bằng” để trước mệnh đề “dân chủ”
thì nay “dân chủ” được để trước “công bằng”. Sự điều chỉnh này về thực chất phản
ánh chính xác hơn bản chất của chế độ ta bởi chế độ đó là chế độ dân chủ. Hồ
Chí Minh từng khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì
dân là chủ”. Sự điều chỉnh trên đây cũng phù hợp thực tế
khách quan bởi, một chế độ dân chủ, tất yếu sẽ có công bằng. Hơn nữa, trong bối
cảnh mới của đất nước và thời đại, dân chủ là một trong những giá trị lớn mà
nhân loại theo đuổi, nó vừa là mục tiêu, đồng thời là động lực phát triển của
xã hội.
Đặc
biệt, việc xác định đặc trưng “Nhân dân làm chủ” còn là sự bác bỏ có căn cứ đối
với các luận điệu của các thế lực thù địch khi cho rằng, chế độ ta không dân chủ,
“là toàn trị”, là “chuyên chế”,..
Về
mục tiêu “Công bằng”
Trong
khi khẳng định công cuộc đổi mới là để CNXH được xây dựng đúng đắn và hiệu quả
hơn thì phải thực hiện tốt nguyên tắc công bằng xã hội. Trong gian khổ của cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã căn dặn “Không sợ
thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Mục tiêu của CNXH là xóa bỏ áp bức, bất công,
và những cơ sở nảy sinh áp bức bất công. Công cuộc đổi mới phải thấm nhuần, hướng
tới và làm cho được điều đó.
Dân
giàu, nước mạnh mà thiếu công bằng sẽ gây ra bất công xã hội và bất bình xã hội.
Từ đó, xã hội sẽ rất dễ hỗn loạn, xung đột và hậu quả là khó có thể trở thành một
nước giàu mạnh thực sự. Hơn nữa, nếu một xã hội không có công bằng, thì chắc chắn
sẽ khó có dân chủ. Dân chủ chỉ có thể hình thành trong một môi trường bình đẳng.
Chính vì lẽ đó, xây dựng CNXH chính là xây dựng một môi trường công bằng và tiến
bộ.
Về
mục tiêu “Văn minh”
“Văn
minh” được xem như một mục tiêu, tiêu chí của CNXH trong công cuộc đổi mới. Với
tính cách đặc trưng của CNXH, nội dung khái niệm “văn minh” không chỉ là văn
minh vật chất- kỹ thuật mà còn là văn minh tinh thần, không chỉ là văn minh
trong quan hệ giữa người với thiên nhiên mà còn là văn minh trong quan hệ giữa
người với người, văn minh trong tổ chức xã hội, văn minh trong chất lượng cuộc
sống và lối sống. “Đó là nền văn minh của một xã hội “dân giàu, nước mạnh, công
bằng, dân chủ,”, nền văn minh của một xã hội do Nhân dân làm chủ. Nền văn minh
XHCN ở Việt Nam là kết quả của sự kế thừa những thành tựu của văn minh nhân loại
kết hợp với sự kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc. Xã hội
XHCN phải là một xã hội hiện đại, văn minh, giàu bản sắc dân tộc”.
Toàn
Đảng, toàn Quân, toàn dân ta luôn lỗ lực quyết tâm thực hiện mục tiêu“Dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nên Nước ta đã thu được những thành tựu
quan trọng về mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội.
Về
tôn giáo, để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, pháp luật Việt Nam quy định mọi cá
nhân đều có quyền tham gia tôn giáo của mình; mọi tổ chức tôn giáo đều có quyền
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đúng với quy định pháp luật. Chính vì thế, ở
Việt Nam mọi tôn giáo đều bình đẳng như nhau. Cạnh đó, về quyền công dân, công
dân đủ 18 tuổi đều có quyền và nghĩa vụ về chính trị đó là bỏ phiếu bầu đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Ở
góc độ bình đẳng giới, Việt Nam luôn nêu cao vai trò của phụ nữ. Và thực sự
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xac hội ở đâu cũng
có phụ nữ. Từ cơ quan Đảng, đến cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức, chính trị xã
hội tỷ lệ bao giờ cũng tương đương tỷ lệ nam. Việt Nam là nước có tỷ lệ lãnh đạo
nữ nhiều nhất thế giới. Đồng thời, phụ nữ cũng là lực lượng chính tong vận hành
và quản lý doanh nghiệp.
Đặc
biệt, đến nay, Việt Nam không chỉ là một trong sáu quốc gia thành viên LHQ đã
hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn năm
2015 mà còn được xem là tấm gương điển hình của cộng đồng quốc tế trong thực hiện
mục tiêu phát triển bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau của LHQ.
Cụ
thể, với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”, Đảng, Nhà nước đã đề ra các
chủ trương, chính sách để tạo công bằng và thụ hưởng trong xã hội giữa các đối
tượng trong xã hội và các vùng miền gắn với công tác an sinh xã hội.
Trên
bình diện y tế, giáo dục và an sinh xã hội, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam là
quốc gia có độ “phủ” bảo hiểm y tế cao nhất khu vực. Ngoài bảo hiểm đối với người
đang đi làm, Nhà nước còn có chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện để những người
nông dân nông thôn, buôn bán nhỏ về già cũng có trụ cột lương hưu, đi khám, chữa
bệnh có bảo hiểm thanh toán 80%, người già thanh toán 100% (trừ các bệnh không
có trong danh mục bảo hiểm).
Ngay
trong đợt dịch lần này, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách an
sinh với số tiền lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, góp phần giúp người dân và cộng
đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn để ổn định cuộc sống; sản xuất - kinh
doanh. Hệ thống giáo dục từ thôn bản đến vùng hải đảo xa xôi đều có bước phát
triển vượt bậc. Từ hệ thống trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông phân bổ đều mọi nơi, giúp các cháu có điều kiện học tập, Nhà nước miễn
học phí cho học sinh tiểu học.
Trên
góc độ công nghệ và thụ hưởng internet, Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn
đầu thế giới về số người sử dụng mạng internet và điện thoại thông minh với những
loại hình trên không giạng mạng.
Như
vậy, “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là những mục tiêu lâu
dài, những giá trị bền vững, từng bước được hiện thực hóa trong quá trình đổi mới
đất nước trên con đường XHCN ở nước ta. Khát vọng thiêng liêng, lớn lao đó chỉ
có thể được thực hiện khi chúng ta vững bước trên con đường đi lên CNXH, với sự
chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính
trị, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
NTK-H1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét