Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt là sự kiện chính trị trọng đại, Đại hội đã quyết sách những vấn đề chiến lược định hướng cho sự phát triển toàn diện của đất nước trong thời gian tới. Đại hội XIII của Đảng đã xác định các mục tiêu cụ thể không chỉ trong nhiệm kỳ khoá XIII mà hướng tới những dấu mốc phát triển quan trọng của đất nước ta trong những thập niên sắp tới. Những mục tiêu cụ thể đó đã được cụ thể hoá thành các định hướng chiến lược, bao quát những vấn đề phát triển quan trọng của đất nước trong giai đoạn những năm tiếp theo. Và để thực hiện thắng lợi các định hướng chiến lược đó Đại hội XIII đã xác định cần phải giải quyết tốt 10 mối quan hệ lớn đây là những mối quan hệ phản ánh các quy luật mang tính biện chứng, những vấn đề lý luận cốt lõi về đường lối đổi mới của Đảng ta, cần tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện và phát triển phù hợp với thay đổi của thực tiễn; đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng và đầy đủ.
Trong 10 mối
quan hệ lớn được xác định trong văn kiện Đại hội hội XIII thì nhận thức và giải
quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường đã góp phần quan trọng làm cho
kinh tế tăng trưởng cao, ổn định; nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
được định hình rõ nét. Góp phần phát huy tính tích cực của uần chúng nhân
dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiến bộ và công bằng xã hội đạt được những
bước tiến quan trọng.
Công cuộc đổi
mới toàn diện đất nước là xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn
hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, con người phát triển toàn diện. Văn
hóa cũng là kết quả của quá trình phát triển kinh tế, xã hội và cũng là động lực
của sự phát triển kinh tế. và văn hóa trở thành nguồn lực nội sinh, sức mạnh mềm
quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội và con người. Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Chúng ta cần sự phát triển kinh tế đi đôi với
tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và
bất bình đẳng xã hội”. Có thể nói, việc nhận thức và giải quyết các mối quan
hệ cơ bản nêu trên góp phần xác định quy luật và tính quy luật của đổi mới
và phát triển ở nước ta, làm rõ hơn những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội,
góp phần hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội; tạo ra động lực của đổi mới
và phát triển toàn diện đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Hơn 35 năm đổi
mới, cùng với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế, việc thực hiện tiến bộ xã hội ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu
như: Kinh tế tăng trưởng nhanh; quyền làm chủ của nhân dân đối với mọi
mặt đời sống xã hội được bảo đảm; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân, vì dân ngày càng hoàn thiện theo hướng trong sạch, vững mạnh. Dân chủ
được phát huy, kỷ luật, kỷ cương được bảo đảm; văn hóa, giáo dục - đào tạo,
khoa học - công nghệ được mở mang, trình độ dân trí phát triển; những thói hư,
tật xấu, tệ nạn xã hội được đấu tranh loại bỏ dần; môi trường sinh thái được
quan tâm bảo vệ hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời đã nói: “Chủ nghĩa xã hội
là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học,
ốm đau có thuốc uống, già không lao động thì được nghỉ… Tóm lại, xã hội ngày
càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa
xã hội”.
Với tinh thần
xung kích, sáng tạo và nhiệt huyết của tuổi trẻ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí
minh đã quán triệt, cụ thể hóa, triển khai đồng
bộ, sáng tạo với quyết tâm chính trị cao nhằm thực hiện quan điểm của đảng
về giáo dục, đào tạo. Trong đó tập trung nhất là Chương trình hành động số 26 với
13 chỉ tiêu và 8 chương trình cụ thể, như: Hằng năm, tổ chức Đoàn tư vấn hướng
nghiệp cho ít nhất 2.000.000 lượt thanh thiếu niên; giới thiệu việc làm cho ít
nhất 300.000 thanh niên. Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống
văn hoá, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước phồn
vinh, hạnh phúc. Phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia phát triển kinh
tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ; phát hiện, bồi dưỡng, phát huy tài
năng trẻ; thúc đẩy học tập và sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin
Là thanh niên
Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, chúng ta hãy gương mẫu chấp hành chính sách,
pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân. Tích cực học tập, phải coi việc tu dưỡng,
rèn luyện đạo đức là nền tảng, là gốc trở thành những người thừa kế xây dựng chủ
nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Thanh niên quân đội chúng tôi đã và đang
cùng với thanh niên cả nước đóng góp công sức, trí tuệ, hiến kế cho Đảng để xây
dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự
do và hạnh phúc. Phát huy tinh thần đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh
niên. Tham gia các chương trình giúp đỡ nhân dân xoá đói, giảm nghèo đặc biệt ở
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chúng ta cũng
cần đấu tranh với các quan điểm chỉ thích hưởng thụ mà quên đi cống hiến, chỉ
biết quyền lợi mà quên đi nghĩa vụ hay chỉ biết trông chờ, ỷ lại, ngại khó khăn
vất vả. Hay lối sống thực dụng, đặt nặng vật chất mà quên đi các giá trị về đạo
đức, lối sống hay văn hoá lệch chuẩn của giới trẻ hiện nay./.
NHB-H3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét