Tăng cường
quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là
nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của cách mạng Việt Nam. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định nhất quán mục tiêu đó và bổ
sung rõ hơn, rộng lớn hơn, toàn diện hơn nhiều vấn đề mới, thể hiện tư duy, tầm
nhìn chiến lược của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Những vấn đề đó được thể hiện bao quát và toàn diện ở cả mục tiêu, yêu cầu,
nhiệm vụ, phương thức, giải pháp, sức mạnh, lực lượng… của quốc phòng, an ninh
trong bảo vệ Tổ quốc. Những điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII về phương thức
và giải pháp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên một số vấn đề
sau:
Đại hội XIII
của Đảng tiếp tục có những bước phát triển mới trong tư duy về phương thức và
giải pháp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đảng ta, “Xác định “chủ động phòng
ngừa” là chính. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với các đe doạ an ninh phi truyền
thống, nhất là nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. Có
kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Nỗ lực phấn
đấu để ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng các
biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp quốc tế”[1].
Đây là sự kế thừa, vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm “giữ nước từ lúc chưa
nguy”, phát triển tư tưởng bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” để xác định rõ phương
thức, giải pháp “chủ động phòng ngừa” là chính. Thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược
của Đảng về quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, nhằm chủ động ngăn ngừa,
đẩy lùi, giải tỏa các điểm nóng, các nguy cơ dẫn đến xung xung đột vũ trang;
nhất là việc chủ động ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống đang
ngày càng hiện hữu và đe dọa trực tiếp đối với toàn cầu hiện nay; thực tiễn đại
dịch Covit19 đã và đang diễn ra phản ánh rõ tính chất phức tạp và đặc biệt nguy
hiểm của nó mà mọi quốc gia, dân tộc đều phải chung tay giải quyết.
Văn kiện Đại
hội XIII cũng xác định: “xây dựng và phát huy mạnh mẽ thế trận lòng dân trong nền
quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân; xây dựng và củng cố vững chắc thế
trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Kết hợp chặt chẽ, hiệu
quả giữa kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh và giữa
quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hoá, xã hội và đối ngoại”[2]. Quan điểm trên vừa
thể hiện sự nhất quán với các quan điểm trước đó của Đảng, nhưng lần này, Đảng
ta có sự nhấn mạnh rõ hơn là phải: phát huy mạnh mẽ và củng cố vững chắc thế
trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Coi đó là một trong
những phương thức hữu hiệu để bảo vệ Tổ quốc. Ở đây, nét mới trong phương thức,
giải pháp bảo vệ, đó là việc: Đảng ta đã đặt tất cả các thành tố kinh tế, văn
hoá, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh trong một chỉnh thể gắn kết, thống
nhất, hợp thành phương thức bảo vệ. Đây cũng là bước phát triển, bổ sung mới về
phương thức bảo vệ Tổ quốc, điều đó làm tăng khả năng phát huy nội lực, tiềm
năng, bản sắc và truyền thống của dân tộc Việt Nam trong bảo vệ Tổ quốc cũng như
trong xây dựng đất nước hiện nay; phát huy và làm sâu sắc thêm tính chất toàn
dân, toàn diện của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Xét trong tính
tổng thể, các phương thức đấu tranh bảo vệ Tổ quốc được sử dụng một cách tổng
hợp, linh hoạt, mềm dẻo, đặt trong mối quan hệ và sự tương tác lẫn nhau để huy
động sức mạnh tổng hợp và vai trò của mọi lĩnh vực, mọi lực lượng, mọi người và
các tổ chức trên các phương diện của đời sống xã hội để bảo vệ Tổ quốc, thể
hiện sâu sắc tính chất toàn dân, toàn diện của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới.
Một nét mới
khác về phương thức và giải pháp tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ
quốc, đó là việc, Đảng ta xác định rõ: Xây dựng, phát triển nền công nghiệp
quốc phòng, công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội;
xây dựng và củng cố các tuyến phòng thủ biên giới, biển, đảo; có cơ chế huy
động nguồn lực từ địa phương và nguồn lực xã hội cho xây dựng tiềm lực quốc
phòng, an ninh. Đó là bước phát triển mới về mặt tư duy trong định hướng phát
triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, phản ánh đúng yêu cầu thực tiễn. Giải
quyết tốt vấn đề này sẽ tạo sức mạnh tổng hợp cho cả quốc phòng, an ninh và các
nhiệm vụ khác, tạo ra nguồn lực lớn cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới.
Đối với mỗi
cán bộ, đảng viên trong quân đội cần tích cực học tập, quán triệt quan điểm,
đường lối quân sự quốc phòng của Đảng, nhất là những điểm mới về phương thức và
giải pháp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa giai đoạn 2021 - 2025 trong Văn kiện Đại
hội XIII của Đảng; nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ
được giao, góp phần tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới./.
NTC-H4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét