Pages - Menu

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2022

NÚP BÓNG" GIẢI THƯỞNG ĐỂ CAN THIỆP VÀ CHỐNG PHÁ

 

Việc trao cái gọi là “giải thưởng” với cái tên mỹ miều như “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” hay “đấu tranh cho tự do báo chí”… cho những đối tượng ở Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật rõ ràng, đã bị truy tố, xét xử và kết án là một sự can thiệp vào công việc nội bộ của một Nhà nước pháp quyền nhằm những mưu đồ và dụng ý xấu xa.

Phạm Thị Đoan Trang là một đối tượng vi phạm pháp luật tại Việt Nam. Đó là điều quá rõ ràng khi đối tượng này bị truy tố, xét xử và kết án 9 năm tù giam trong bản án mà Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 12-2021.

Thế nhưng, thật ngạc nhiên khi một đối tượng vi phạm pháp luật, đã bị truy tố, xét xử, kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật như Phạm Thị Đoan Trang lại liên tục nhận được những cái gọi là “giải thưởng” của các tổ chức nước ngoài. Mới đây nhất, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 14-3 vừa qua đã trao giải thưởng gọi là “Phụ nữ can đảm quốc tế” (IWOC) cho đối tượng Phạm Thị Đoan Trang.

Trước đó, trung tuần tháng 2 vừa qua, đối tượng Phạm Thị Đoan Trang đang chấp hành bản án tù có hiệu lực pháp luật thì được Bộ Ngoại giao hai nước Anh và Canada “vinh danh giải thưởng Tự do báo chí” (Media Freedom 2022). Phạm Thị Đoan Trang cũng được “xướng tên” trong buổi trao giải thưởng nhân quyền Martin Ennals diễn ra ngày 19-1-2022 tại Geneve, Thụy Sĩ.

Việc các cơ quan, tổ chức nước ngoài trao giải thưởng cho một đối tượng vi phạm pháp luật của một quốc gia độc lập có chủ quyền như Việt Nam khiến người ta phải đặt câu hỏi phải chăng họ không biết Phạm Thị Đoan Trang là một đối tượng vi phạm pháp luật, đã bị tòa án xét xử và tuyên án? Rõ ràng không có khả năng này khi toàn bộ quá trình tố tụng, từ điều tra, truy tố tới xét xử và kết án, đều được các cơ quan thông tin đại chúng nước ta thông tin đầy đủ, kịp thời, cho thấy sự vi phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Quá trình tố tụng cho thấy, trong khoảng thời gian từ ngày 16-11-2017 đến 5-12-2018, đối tượng Phạm Thị Đoan Trang có hành vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống Nhà nước. Điều này thể hiện rõ trong nhiều bài viết, nhiều cuốn sách của Phạm Đoan Trang như: “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”... mà tất cả đều xuất bản chui, hay nói cách khác là vi phạm luật pháp của Nhà nước Việt Nam - điều vốn được quốc tế thừa nhận và công nhận.

Phạm Đoan Trang đã xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền, kích động những người nhẹ dạ cả tin tham gia biểu tình, chống phá chính quyền, Nhà nước, làm mất an ninh trật tự, phá hoại môi trường hòa bình, ổn định chính trị ở ngay đất nước mà mình sinh sống. Phạm Đoan Trang thậm chí còn công khai hợp tác với Tổ chức Việt Tân - một tổ chức đã được Bộ Công an xếp vào tổ chức khủng bố - để xuyên tạc, kích động và chống đối.

Trước những hành vi vi phạm pháp luật rõ ràng, đầu tháng 10-2020, Phạm Đoan Trang bị khởi tố, tạm giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. VKSND thành phố Hà Nội đã ra Quyết định phê chuẩn các Quyết định của Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang và các bước tố tụng tiếp theo được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

TAND thành phố Hà Nội ngày 14-12-2021 mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Phạm Thị Đoan Trang về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cáo trạng khẳng định, Phạm Thị Đoan Trang phải chịu trách nhiệm hình sự vì nhiều lần thực hiện hành vi làm, tàng trữ, lưu hành và tán phát các tài liệu, vật phẩm có nội dung chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Phạm Thị Đoan Trang 9 năm tù.

Ngoài Phạm Thị Đoan Trang, còn có những đối tượng vi phạm pháp luật khác tại nước ta cũng được “ngợi ca”, “tung hô” theo cách thức tương tự. Trước đó, các đối tượng Tạ Phong Tần và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng từng được trao giải thưởng “Phụ nữ dũng cảm quốc tế”. Hay các đối tượng vi phạm pháp luật bị kết án tù như Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Chí Dũng, Cấn Thị Thêu… đã được trao những giải thưởng này kia về dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí.

Hành vi vi phạm pháp luật của Phạm Đoan Trang, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Chí Dũng, Cấn Thị Thêu… là rõ ràng và những đối tượng này đã bị xét xử, tuyên án theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam. Vậy vì sao lại được một số cơ quan, tổ chức nước ngoài lại cố tình phớt lờ những nguyên tắc sơ đẳng nhất trong đời sống quốc tế hiện nay vốn đề cao thượng tôn pháp luật cũng như quan hệ giữa các quốc gia độc lập, có chủ quyền để “xướng tên”, “vinh danh”… những đối tượng vi phạm pháp luật đã bị xét xử và kết án như vậy?

Thế nên, có thể khẳng định, thực ra cái gọi là “Phụ nữ can đảm quốc tế” trao cho Phạm Thị Đoan Trang mới đây hay trước đó là các giải thưởng hay sự vinh danh khác dành cho các đối tượng vi phạm pháp luật ở Việt Nam chính là một chiêu trò “núp bóng” những danh xưng mỹ miều để tán tụng, ngợi ca những phần tử chống phá, chống đối tại nước ta. Qua đó, để cổ súy, kích động các đối tượng khác tiếp tục “theo đóm ăn tàn”, “đi vào vết xe đổ” để tiếp tục có các hành vi chống phá Nhà nước, gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị, phá hoại cuộc sống yên lành của nhân dân. Đây có thể coi là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, một quốc gia độc lập có chủ quyền!

Có thể thấy, mỗi quốc gia có quyền lựa chọn con đường phát triển riêng của mình, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, điều kiện cụ thể của các quốc gia đó. Vì thế, việc lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền để đòi hỏi, gây sức ép với quốc gia khác là xâm phạm vào công việc nội bộ của quốc gia đó. Điều này không thể chấp nhận được trong đời sống quốc tế hiện đại, không thể chấp nhận đối với một quốc gia độc lập có chủ quyền như Việt Nam. Việc ủng hộ, dung túng, cổ súy cho hành vi chống đối của những đối tượng vi phạm pháp luật, bị xét xử và kết án tại một quốc gia có độc lập có chủ quyền là một điều cần phải bị bác bỏ, lên án./.

HGL-H8

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét