Vừa
qua, một số trang mạng xã hội đã có nhiều bài viết có tính chất xuyên tạc về thực
tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, từ đó chúng hạ bệ
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội của nghĩa ở
Việt Nam.
Nhận thức lý luận của Đảng về
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa luôn phát triển, hoàn thiện. Yêu
cầu xây dựng nhà nước pháp quyền lần đầu tiên được Đảng ta chính thức đưa vào
văn kiện Đại hội VII của Đảng, trong đó nêu rõ: Quốc hội cần hướng vào việc thực
hiện hai yêu cầu cơ bản: Một là, xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nhà nước có năng
lực định ra một hệ thống luật pháp đồng bộ đáp ứng được yêu cầu mới của sự phát
triển kinh tế – xã hội và quản lý mọi mặt xã hội văn minh, tiến bộ; hệ thống
pháp luật đó là cơ sở bảo đảm cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước được thực thi có hiệu quả, là một nhân tố trọng yếu làm cho các quan hệ
xã hội của chúng ta trở nên lành mạnh hơn. Hai là, bảo đảm quyền lực và hiệu lực
trên thực tế của Quốc hội, do Hiến pháp quy định. Đại hội VIII, Đảng ta bổ sung
tính “xã hội chủ nghĩa” đối với nhà nước pháp quyền. Đại hội IX tiếp tục chủ
trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xác định bản chất của
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đó là của dân, do dân và vì dân. Đại hội X
khẳng định: Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, quyền lực
nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc
thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đại hội XI, XII, XIII, Đảng ta
tiếp tục chủ trương đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, trong đó đặc biệt chú ý đến việc: Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của
Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ
cương.
Quá trình phát triển nhận thức của
Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cho thấy: Thứ nhất, Đảng ta
đã chỉ rõ tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và coi đó là yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Đồng thời
chỉ ra, Nhà nước pháp quyền là phương thức tổ chức dân chủ quyền lực nhà nước
mà theo đó pháp luật là cơ sở cho việc thực hiện quyền lực cũng như thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của mọi chủ thể trong xã hội. Thứ hai, nhất quán bản chất
của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Chỉ rõ
đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là tính pháp chế, khẳng định vai trò,
vị trí của pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội, tính tối cao của Hiến
pháp trong đời sống xã hội. Thứ ba, Đảng ta đã xác định cơ chế vận hành của các
cơ quan quyền lực nhà nước: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công,
phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp; yêu cầu mở rộng dân chủ đồng thời với việc tăng cường kỷ luật, kỷ
cương, giáo dục đạo đức trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thứ
tư, khẳng định nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
Nhà nước trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Điều đó không chỉ mang tính nguyên tắc được khẳng định từ lý luận Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn là kết luận được rút ra từ thực tiễn cách mạng
Việt Nam. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhằm bảo đảm cho nhà nước mang bản chất của giai cấp công
nhân, thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Sự lãnh đạo của
Đảng tạo điều kiện phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị,
giúp nhà nước hoàn thành mọi nhiệm vụ của mình và giữ vững tính chất xã hội chủ
nghĩa của nhà nước pháp quyền.
Những kết quả xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là không thể phủ nhận. Vì vậy, mỗi chúng
ta cần hết sức cảnh giác vạch mặt những chiêu trò cắt xén thông tin xuyên tạc,
bịa đặt của các phần tử xấu. Đồng thời, phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt
được trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,
góp phần hiện thực hóa mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh./.
PVĐ-H4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét