Ngày nay, cùng
với sự thay đổi sâu sắc và toàn diện của đất nước, hoạt động báo chí nói chung,
tác nghiệp của người viết báo nói riêng, cũng có nhiều thay đổi cũng như đặt ra
yêu cầu mới. Đồng thời, yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của người viết càng trở
nên bức thiết hơn bao giờ hết. Song thực tế hoạt động báo chí hiện nay cho
thấy, sự sa sút đạo đức nghề báo đang có dấu hiệu phát sinh trong một bộ phận
phóng viên, nhà báo xuất phát từ mưu cầu lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Bên
cạnh đó, sự phát triển của công nghệ, sự thay đổi tiện ích công cụ truyền thông
và đặc biệt là sự “thống trị” của mạng xã hội khiến “ai cũng có thể thành nhà
báo”, đã đặt ra áp lực rất lớn đối với các cơ quan báo chí và người làm báo.
Trong lịch sử
phát triển của báo chí Việt Nam, con người - nguồn nhân lực, đóng vai trò quyết
định. Mỗi phóng viên, nhà báo, công tác viên của cơ quan báo Đảng luôn luôn tự
ý thức trau dồi kỹ năng, kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Đặc biệt là luôn giữ mình và giữ cho ngòi bút của mình hướng tới độc giả và
nhận được sự tôn trọng từ phía bạn đọc. Chính sự nghiêm cẩn trong cách viết,
tâm huyết trong nghề nghiệp, sự sắc sảo trong thể hiện đã và đang góp phần
khẳng định được vị thế của tờ báo và nhà báo. Chính vì lẽ đó, trong bối cảnh
báo chí đứng trước nhiều thách thức, thì vấn đề đạo đức người làm báo càng được
đề cao, coi trọng hơn bao giờ hết.
Có thể nói
rằng, chất lượng báo chí được tạo bởi ba yếu tố chính là chất lượng chính trị,
chất lượng văn hóa, chất lượng nghề nghiệp. Nắm chắc cây gậy chức năng là
“tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể”, đồng thời bám sát đời
sống, những người làm báo đã nắm bắt từng sự chuyển biến trong tư duy đến những
cách làm cụ thể trong thực tế để cổ vũ và góp phần nhân rộng cách làm hay, đồng
thời phát hiện để giúp các cơ quan chức năng, các nhà quản lý kịp thời uốn nắn
những biểu hiện lệch lạc. Đi từ diện đến điểm, từ những bài viết có tính định
hướng chung đến những bài phản ánh cụ thể, báo chí đã đem lại cho người đọc cái
nhìn liên tục, nhiều chiều về tiến trình đổi thay của đất nước. Với vai trò
nòng cốt là tiếng nói của Đảng không khi nào xa rời tôn chỉ là tuyên truyền
đường lối, chủ trương của Đảng, góp phần xây dựng nền tảng chính trị vững mạnh
làm cơ sở trọng yếu đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của xã hội.
Đảng ta đã giao
cho báo chí chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện. Báo chí ngày
càng phát huy tốt vai trò là diễn đàn chính trị của Đảng và nhân dân. Với hai
chiều phản ánh không chỉ mang lại sự phong phú, sinh động về thông tin, góp
phần tạo nên sức hấp dẫn đồng thời nâng cao chất lượng tờ báo, mà qua đó còn đi
sâu thực hiện một trong những chức năng quan trọng nhất của báo chí là phản
biện xã hội. Phản biện một cách công khai, vô tư chính là cuộc đấu tranh loại
bỏ cái không phù hợp, cái trì trệ để bảo vệ cái mới, cái tiến bộ. Phản biện ấy
dựa trên tinh thần cầu thị và đầy tính xây dựng. Khi Đảng ta coi báo chí là một
trong bốn hệ thống giám sát cán bộ, đảng viên thì yêu cầu tố chất của “người
giám sát” phải công bằng, dũng cảm và có năng lực. Trong khả năng của mình,báo
chí coi trọng nhiệm vụ đấu tranh, phê phán các hiện tượng tiêu cực trong xã
hội; những biểu hiện xuống cấp trong đạo đức, lối sống con người; dấu hiệu và
hành vi tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên... qua đó góp phần ngăn
chặn và loại bỏ dần cái xấu ra khỏi hành trình xây dựng một xã hội ngày càng
tiến bộ, văn minh.
Không dám so
sánh, nhưng chắc chắn ở mỗi thời, trong nghề báo lại nảy sinh những cái khó mới
và giai đoạn này cũng không là ngoại lệ. Khi mà kỹ thuật tiên tiến hơn, cơ sở
vật chất phục vụ đời sống tốt hơn thì tác nghiệp của nhà báo cũng trở nên dễ
dàng hơn. Được đào tạo bài bản và có trí tuệ, những người làm báo dễ dàng tiếp
cận được cái mới đang hằng ngày phát sinh trong cuộc sống. Duy có điều, sự cám
dỗ và sự tự hài lòng lại như sợi xích vô hình níu chân không ít người, cũng như
cái tâm, sự chân thành và lòng trung thực không cùng lúc đồng hành với ngòi bút
vậy. Đó là cái khó tự trong mỗi người mà nảy nở ra. Và cùng với nó là những cái
khó do khách quan mang lại, mà dù có tri giác được người ta vẫn phải đặt trước
nó một dấu chấm hỏi.
Chính vì vậy,
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với những quy
định về đạo đức người làm báo được xem như mấu chốt để xây dựng đội ngũ những
người làm báo “vừa hồng, vừa chuyên” để cho hệ thống báo chí xứng đáng là
“người giám sát” có năng lực và trách nhiệm
trong giai đoạn hiện nay./.
PTC-TT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét