Ở Việt Nam,
hoạt động "bất tuân dân sự" đã diễn ra từ nhiều năm trước, có nguy cơ
trở thành "phong trào" nguy hại trực tiếp đến an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội nếu không nhận diện và đấu tranh kịp thời...Những năm gần
đây, có một số vụ việc mang bóng dáng "bất tuân dân sự", như: "Bất
tuân cưỡng chế" của một số đối tượng khi giải phóng mặt bằng ở Bắc Giang,
Hải Phòng, Hà Nội, Đắc Nông, Gia Lai...; "bất tuân" quy định về thành
lập hội (nhóm), đòi lập các tổ chức xã hội dân sự (thực chất là phản động trá
hình) như "Hội anh em dân chủ", "Hội phụ nữ nhân quyền Việt
Nam", "Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam", "Hội văn đoàn độc
lập Việt Nam", "Hội nhà báo độc lập Việt Nam", "Mạng lưới
Blogger Việt Nam"...; “bất tuân” để phản đối Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội
(năm 2014), Luật An ninh mạng (năm 2018)… Các hình thức như kích động tài xế phản
đối trả phí BOT giao thông; từ chối đóng các loại quỹ phúc lợi xã hội; tẩy chay
hàng hóa nước ngoài... cũng có nhiều vụ việc bị lợi dụng, biến tướng.
“Bất tuân dân
sự" được tổ chức ngày càng chặt chẽ, được một số tổ chức phản động nước
ngoài như Việt Tân, Voice công khai giật dây. Chúng lợi dụng các vấn đề dân
sinh còn có hạn chế, khuyết điểm khiến người dân bức xúc để làm suy giảm niềm
tin, tích tụ thêm mâu thuẫn của người dân đối với chính quyền, với Đảng, Nhà nước.
Chúng lợi dụng thông qua đó để tập hợp, xây dựng, phát triển lực lượng, hợp thức
hóa, công khai hóa việc chống đối chính quyền. Đồng thời, gắn kết chặt chẽ giữa
"bất tuân dân sự" với "xã hội dân sự", sử dụng các tổ chức
"xã hội dân sự" để chỉ đạo, điều hành "bất tuân dân sự". Thủ
đoạn chủ yếu là tiếp tục sử dụng các chiêu bài "tự do", "dân chủ",
"nhân quyền"; triệt để lợi dụng các vấn đề nhạy cảm về dân tộc, tôn
giáo, các sự kiện, vụ việc, những sơ hở, bất cập của ta trong quá trình triển
khai các quyết sách phát triển kinh tế-xã hội, đối ngoại... để đẩy mạnh tuyên
truyền chống phá; lôi kéo, kích động nhân dân tụ tập, tuần hành, biểu tình, tạo
dựng phong trào phản kháng trong quần chúng; phát triển lực lượng cốt cán, xây
dựng "ngọn cờ"; tiến hành tập dượt các kịch bản đấu tranh chuẩn bị
cho mục tiêu cao hơn...
Để đấu tranh
làm thất bại "bất tuân dân sự", cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ
yếu sau đây:
Tích cực
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng văn hóa "thượng tôn
pháp luật" cho mọi công dân. Trong đó, cần chú trọng nâng cao trình độ
giác ngộ, niềm tin vào tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật đối với mọi tầng
lớp nhân dân. Đồng thời, tích cực đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên
truyền, giáo dục; làm cho mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà
nước đến được với người dân một cách cụ thể, gần gũi, dễ hiểu, dễ tuân thủ, chấp
hành. Coi trọng tuyên truyền, hướng dẫn để người dân nắm vững các quy định về
quy trình, thủ tục, phương pháp, cách thức tiến hành phản biện xã hội theo pháp
luật; tránh để bị kẻ địch lợi dụng phát động "bất tuân dân sự". Tăng
cường đấu tranh vạch rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn sử dụng "bất tuân dân sự"
để chống phá Việt Nam của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
Tiếp tục
nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; nâng
cao chất lượng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính của
cơ quan hành chính các cấp, nhất là ở cơ sở. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây
dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả, trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là
các lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính, tài nguyên, môi trường... Bồi dưỡng,
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; đẩy mạnh công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm của cán bộ các cấp,
củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước. Chính quyền các cấp phải
nêu cao vai trò, trách nhiệm phục vụ nhân dân, tăng cường đối thoại, giải quyết
tốt các vấn đề bức xúc của nhân dân; giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn đọng
về tranh chấp, khiếu kiện, không để âm ỉ, kéo dài…
Các cơ quan,
đơn vị, địa phương tiến hành khảo sát kỹ lưỡng thực trạng "bất tuân dân sự"
trên địa bàn quản lý; xây dựng kế hoạch phòng, chống chặt chẽ; bồi dưỡng, tập
huấn kỹ năng xử lý. Phối hợp chặt chẽ giữa công an, quân đội, các lực lượng chức
năng và cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trong việc bám nắm cơ sở, nắm
chắc âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động trong việc kích động, lôi kéo nhân dân
thực hiện "bất tuân dân sự".
Khi xảy ra
các vụ việc "bất tuân dân sự", cần hết sức tỉnh táo; nhận định, đánh
giá đúng tính chất, mức độ, xác định rõ nguyên nhân; kiên trì, khôn khéo, lấy
biện pháp đối thoại, tuyên truyền, vận động, thuyết phục là chính; thực hiện
phân hóa lực lượng cốt cán, cầm đầu với quần chúng bị dụ dỗ, lôi kéo… Xử lý
nghiêm minh số đối tượng cốt cán, cầm đầu, những đối tượng có hành vi vi phạm
pháp luật; có biện pháp phù hợp quản lý, giáo dục, động viên, giúp đỡ những đối
tượng bị dụ dỗ, lôi kéo./.
Tia chớp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét