Nhìn
lại 77 năm về trước, Việt Nam xảy ra trận đói kinh hoàng trong lịch sử, ước
tính có hơn 2 triệu người Việt Nam đã chết vì đói.
Theo
giáo sư Văn Tạo trong cuốn nạn đói 1945 ở Việt Nam - những chứng tích lịch sử
thống kê: nhiều làng xã chết 50 - 80% dân số, nhiều gia đình, dòng họ chết
không còn ai. Làng Sơn Thọ, xã Thuỵ Anh (Thái Thuỵ, Thái Bình) có hơn 1000 người
thì chết đói mất 956 người. Chỉ trong 5 tháng, số người chết đói toàn tỉnh lên
đến 280.000, chiếm 25% dân số Thái Bình khi đó.
Lịch
sử Đảng bộ Hà Sơn Bình cũ ghi rõ: “Trong nạn đói 1945, khoảng 8 vạn người (gần
10% dân số trong tỉnh) chết đói, nhiều nơi làng xóm tiêu điều, xơ xác, nhất là ở
những nơi nghề thủ công bị đình đốn. Làng La Cả (Hoài Đức) số người chết đói
hơn 2000/4800 dân, có 147 gia đình chết đói không còn một ai”.
Nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến nạn đói này ở Việt Nam là do những chính sách tàn khốc của
thực dân Pháp, pháp xít Nhật, sự yếu kém, “bù nhìn” của chính phủ Trần Trọng Kim.
Chúng bắt dân ta “nhổ lúa trồng đay”, "vơ vét thóc gạo, ngũ cốc trong dân
phục vụ cho chiến tranh, vận chuyển về chính quốc...”, không cho vận chuyển
lương thực từ miền Nam ra miền Bắc để cứu đói. Rất nhiều người dân Việt Nam đã
chết đói trước cửa những kho thóc, kho lương thực của thực dân Pháp, phát xít
Nhật mà không nhận được một sự giúp đỡ nào. Vì những kho thóc, kho lương thực ấy
là để giành cho chiến tranh, cho “mẫu quốc”.
Ngày
nay, rất nhiều bạn trẻ cho rằng "việc gì Việt Nam phải giải phóng, việc gì
phải có độc lập, cứ bám lấy các nước tư bản sẽ phát triển, sẽ giàu có..."
Nhưng
các bạn ạ, khi chúng ta chỉ là những kẻ nô lệ, phụ thuộc chúng ta sẽ mãi mãi
không bao giờ tự quyết đinh được số phận của bản thân mình, của dân tộc mình.
Như những người dân Việt Nam sống trong giai đoạn 1945 chỉ có thể đứng nhìn và
chết đói trước những kho thóc vậy. Do đó đừng bao giờ mơ hồ đặt niềm tin hoàn
toàn vào lòng nhân từ của bọn tài phiệt đế quốc và cũng đừng bao giờ chủ quan
nghĩ rằng những điều như thế này sẽ không bao giờ có khả năng lặp lại.
NHA
- KBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét