Thực
hiện chủ trương đổi mới giáo dục, đào tạo và trước yêu cầu cao của nhiệm vụ xây
dựng Quân đội, những năm qua, công tác tuyển sinh quân sự đã có nhiều đổi mới,
phù hợp với đặc thù quân sự, hòa nhập với hệ thống giáo dục quốc dân; chất lượng
“đầu vào” ngày càng được nâng cao.
Thiếu
tướng Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường, Phó Trưởng ban Tuyển sinh
quân sự (TSQS) Bộ Quốc phòng cho biết, những năm qua, hầu hết các trường quân đội
có điểm chuẩn trúng tuyển ổn định ở mức cao, tương đương với các trường khoảng
giữa, khoảng đầu của cả nước.
Cùng
với đó, các cơ quan chức năng đã tham mưu cho Bộ Quốc phòng chủ động cân đối chỉ
tiêu tuyển sinh theo 2 khu vực (phía Bắc và phía Nam), góp phần thực hiện tốt
việc đào tạo theo địa chỉ sử dụng… Tuy nhiên, tỷ lệ tuyển thẳng các thí sinh là
học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế chưa cao.
Theo
báo cáo của Cục Nhà trường (Bộ Tổng Tham mưu), năm 2021, có hơn 24.000 thí sinh
đủ điều kiện sơ tuyển vào các trường trong quân đội. Theo chỉ tiêu phân bổ, 17
trường khối quân đội tuyển 5.329 chỉ tiêu đại học và một trường tuyển sinh 70
chỉ tiêu trình độ cao đẳng. Kết quả, tuyển sinh đào tạo sĩ quan cấp phân đội
trình độ đại học đạt 98,36% so với chỉ tiêu; tuyển sinh đào tạo cao đẳng quân sự
đạt 98,59% so với chỉ tiêu; đào tạo nghiên cứu sinh đạt gần 70% so với chỉ
tiêu; đào tạo thạc sĩ đạt 95,44% so với chỉ tiêu tuyển sinh.
Đại
tá, TS. Vũ Xuân Tiến, Trưởng ban Thư ký Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng
cho biết, năm 2021, trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Ban TSQS
Bộ Quốc phòng đã kịp thời bổ sung phương án xét tuyển học bạ cho đối tượng thí
sinh thuộc diện đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2021 và thí sinh đã tốt nghiệp
THPT nhưng không thể tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Có 151 thí sinh
thuộc diện xét tuyển học bạ đăng ký xét tuyển vào các trường Quân đội, trong đó
có 39 thí sinh trúng tuyển.
2021
cũng là năm đầu tiên Bộ Quốc phòng triển khai khám lâm sàng và xét nghiệm cận
lâm sàng ngay từ khi sơ tuyển cho tất cả các thí sinh đăng ký dự tuyển, nhằm kịp
thời phát hiện các thí sinh có yếu tố bệnh lý, hạn chế tình trạng thí sinh bị
loại trả sau khi trúng tuyển hoặc phải thôi học trong quá trình đào tạo.
Đối
với nhiều học sinh, đặc biệt là học sinh khu vực nông thôn, miền núi khi tốt
nghiệp THPT thì việc lựa chọn thi vào ngành nào, nghề nào không chỉ tuỳ thuộc
vào sở thích, năng khiếu, sở trường, lực học… mà còn phụ thuộc vào điều kiện
kinh tế gia đình cần có để theo đuổi nghề nghiệp ấy. Vì thế thi vào các nhà trường
quân sự là sự lựa chọn của nhiều học sinh khu vực nông thôn. Bởi lẽ, vào học
trường quân sự, học viên sẽ được chu cấp kinh phí học hành và khi ra trường
cũng không phải lo xin việc.
Năm
2020, có 900 thí sinh là người dân tộc thiểu số trúng tuyển. Năm 2021, con số
này là 1.014 thí sinh (bằng 18,93 tổng chỉ tiêu), tăng 114 thí sinh so với năm
2020. Tất cả các tỉnh, thành phố đều có thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1.
Các
tỉnh có số lượng thí sinh trúng tuyển nhiều là: Nghệ An (với 405 thí sinh),
Thanh Hóa (với 334 thí sinh), Hà Tĩnh (với 268 thí sinh), Nam Định (với 185 thí
sinh), Đắk Lắk (với 168 thí sinh)…
Cũng
trong năm 2021, trong số các trường quân đội, Học viện Khoa học quân sự có 2
trường hợp thí sinh đạt 29,44 điểm vẫn trượt (điểm chuẩn của trường là 29,5 điểm).
Để các học sinh đạt điểm cao có cơ hội trúng tuyển, Ban TSQS Bộ Quốc phòng đã kịp
thời tham mưu, đề xuất tăng chỉ tiêu. Kết quả là 2 thí sinh đã trúng tuyển.
Quân
đội là trường học lớn của thanh niên, là niềm mơ ước và mục tiêu vươn tới của
không ít thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Môi trường Quân
đội là nơi giúp các em học tập, rèn luyện kỷ luật để trưởng thành hơn. Vì vậy,
nhiều bạn trẻ đã lựa chọn con đường khởi nghiệp trong Quân đội để cống hiến cho
Tổ quốc.
Để công
tác TSQS đạt hiệu quả cao, Ban TSQS các cấp luôn được kiện toàn, tích cực, chủ
động trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai; phối hợp với
các cơ quan liên quan và các trường THPT đẩy mạnh tuyên truyền, hướng nghiệp,
nâng cao nhận thức của học sinh về các nhà trường trong quân đội, về nhiệm vụ bảo
vệ Tổ quốc. Năm 2022, thay vì tuyên truyền ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, công
tác tuyên truyền về TSQS chú trọng vào các trường chuyên, lớp chọn, các trung
tâm kinh tế lớn.
Kết
quả đạt được trong công tác TSQS những năm qua rất đáng khích lệ, góp phần tích
cực vào công tác giáo dục, đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực quân sự chất lượng
cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới./.
HGL-H8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét