Hiện nay các thế lực thù địch thường xuyên,
xuyên tạc, phủ định, đòi chấm dứt vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản
Việt Nam, thực hiện đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập của các thế lực thù
địch, phản động, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên quyết, dứt khoát bác bỏ những
quan điểm sai trái đó, kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
kiên trì con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; hoạch định và không ngừng bổ
sung, phát triển đường lối đổi mới và thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH”. Thực tiễn sinh động của cách mạng Việt Nam đã
chứng tỏ, đối với Việt Nam “không còn con đường nào khác để có độc lập dân tộc
thực sự và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Cần nhấn mạnh rằng, đây là sự lựa chọn
của chính lịch sử, sự lựa chọn đã dứt khoát từ năm 1930 với sự ra đời của Đảng
ta”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (1930), Luận cương chính trị tháng 10-1930,
Chính cương Đảng Lao động Việt Nam và đường lối cách mạng dân tộc dân chủ là ngọn
cờ soi sáng bước đường tranh đấu của dân tộc Việt Nam giành độc lập, giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước và bước đầu xây dựng CNXH; thì Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương lĩnh 1991 cũng như Cương lĩnh bổ
sung, phát triển 2011) và đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới,
đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã đưa Việt
Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, trở thành nước đang phát triển, có
thu nhập trung bình và đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối chiến lược
của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và CNXH, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã nêu trong bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam": “Độc lập
dân tộc gắn liền với CNXH là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt
Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng
kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học
của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có
CNXH và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập
cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho
tất cả mọi người, cho các dân tộc”.
Điều đó là cơ sở để khẳng định, không có
lý do gì để Đảng và dân tộc Việt Nam rẽ sang con đường tư bản chủ nghĩa hay một
con đường phát triển nào khác, trao quyền quản lý đất nước cho những thế lực cơ
hội, phản động.
Khẳng định nhân tố hàng đầu quyết định mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Thực tiễn lịch sử 92 năm lãnh đạo cách mạng
Việt Nam cho thấy, ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân
tin tưởng giao phó trọng trách trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Điều đó không phải là do mong muốn chủ quan của Đảng, mà chính là sự giao phó của
lịch sử, của cách mạng Việt Nam thông qua quá trình sàng lọc, lựa chọn một cách
đúng đắn.
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, trong
thế kỷ 20, Đảng đã lãnh đạo toàn thể dân tộc giành được những thắng lợi vĩ đại:
Một là, thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-nhà nước dân
chủ nhân dân ở Đông Nam Á, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc-kỷ nguyên
độc lập dân tộc gắn liền CNXH.
Hai là, thắng lợi của các cuộc kháng
chiến oanh liệt giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực
dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống
nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của
nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Ba là, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới
và từng bước đưa đất nước quá độ lên CNXH: “Với những thắng lợi giành được
trong thế kỷ 20, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một
quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa,
có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực
và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất
nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước
vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá”. Với những thành quả đạt được:
“Chúng ta tự hào về dân tộc ta-một dân tộc anh hùng, thông minh và sáng tạo; tự
hào về Đảng ta-Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo
và rèn luyện-một lòng một dạ chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc,
vì hạnh phúc của nhân dân”
Như vậy, luận điệu của các thế lực thù địch,
phản động cho rằng, đa đảng thì có dân chủ và một đảng thì mất dân chủ, thực ra
là một trò “lập lờ đánh lận con đen” nhằm cổ vũ cho việc thiết lập cơ chế đa
nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Đề cập đến vấn đề này, trả lời câu hỏi của phóng
viên báo Express Ấn Độ về việc liệu đã đến lúc chín muồi để Việt Nam có một hệ
thống đa đảng, hoặc có các đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam để có thể
tính tới các quan điểm của nhiều nhóm sắc tộc, nhiều dân tộc khác nhau, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Không phải có nhiều đảng thì dân chủ hơn, ít đảng
thì ít dân chủ hơn, mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau,
điều quan trọng là xã hội có phát triển không, nhân dân có được hưởng cuộc sống
ấm no, hạnh phúc không và đất nước có ổn định để ngày càng phát triển đi lên
không? Đó là tiêu chí quan trọng nhất. Và cũng không nhất thiết cứ kinh tế thị
trường thì phải đa đảng và ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có
chế độ đa đảng./.
VTK-H1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét