Văn
kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã bổ sung một nội dung mới
quan trọng và vô cùng ý nghĩa, trong đó là “Dân thụ hưởng”, với phương
châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”[1]. Điều
này cho thấy, Đảng ta luôn chú trọng đặt quyền lợi của người dân vào
trung tâm các quyết sách, đường lối của mình với mục đích cuối cùng
là người dân được thụ hưởng thành quả.
Khái
niệm “dân thụ hưởng” thể hiện sự quan tâm thiết thực đến đời sống của người
dân, nghĩa là người dân có quyền được thụ hưởng những thành quả của sự phát triển. Đồng
thời, khi người dân được thụ hưởng, được thỏa mãn các lợi ích chính
đáng, sẽ tạo thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi người hăng
hái cống hiến, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của xã hội. Mối
quan hệ biện chứng giữa thụ hưởng và cống hiến nếu được thực hiện được
đúng sẽ tạo ra một xung lực mới trong quá trình phát triển đất nước. Từ
đó, hoàn thiện và hiện thực hóa thêm một bước tư tưởng phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân
Khi
nói dân thụ hưởng nghĩa là đang nhấn mạnh việc hiện thực hóa nội dung
“có làm có hưởng”. Đồng thời, nhấn mạnh đến sự bao trùm, đến đa số nhân dân, mọi
giai cấp, mọi tầng lớp đều có cơ hội bình đẳng về mặt thụ hưởng thành quả của sự
phát triển; chứ không chỉ là một số tầng lớp, nhóm xã hội có ưu thế hơn trong
xã hội. Hơn thế, khi nói dân thụ hưởng không phải chỉ đơn thuần là những lợi
ích kinh tế đơn thuần mà Đảng muốn hướng đến ý nghĩa sâu xa, bao quát, đó
chính là việc thỏa mãn các lợi ích chính đáng, đa dạng trong xã hội của người
dân, để biến lợi ích trở thành động lực cho sự phát triển. Đây là sự phát triển
trong nhận thức của Đảng, là động lực hoàn thiện các chủ trương, đường lối của
Đảng trong tiến trình phát triển, lãnh đạo đất nước.
Để
hiện thực hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám
sát, dân thụ hưởng”, cấp ủy, chính quyền các cấp cần thực hiện một số biện pháp
sau:
Một
là, Nâng cao nhân thức và hành động của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp nhân
dân về phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân
thụ hưởng”. Nhận thức phải thống nhất từ trên xuống dưới, nhất
là đối với cơ sở. Phương châm “dân thụ hưởng” chỉ trở thành hiện thực
khi mối quan hệ giữa người dân và chính quyền trở thành dịch vụ công ích minh mạch,
chứ không phải “xin - cho” hay “ban phát”. Theo đó, cần có hướng dẫn, giao
nhiệm vụ cho cấp ủy, tổ chính quyền các cấp; tạo điều kiện thuận lợi cho
các tổ chức, các hội hợp pháp phối hợp chặt chẽ, hoạt động thuận lợi.
Hai
là, Thực hiện công bằng xã hội phải gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với
chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
dân, bảo đảm nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của sự nghiệp đổi
mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chính sách
xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, tạo hành lang pháp lý để kiến tạo mô
hình hệ thống an sinh xã hội với các trụ cột cơ bản.
Ba
là, Bổ sung, hoàn thiện một số chế tài cụ thể để đảm bảo điều kiện thực
thi “dân giám sát, dân thụ hưởng”. Kiện quyết “Phê phán, xử lý nghiêm
minh những cán bộ, công chức, viên chức thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm,
quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu dân”[2]. Cần phát huy quyền
làm chủ của người dân gắn quyền lợi với trách nhiệm. Khuyến khích, nâng cao nhận
thức cho người dân, tạo điều kiện thúc đẩy việc lắng nghe, trao đổi, đối thoại. Củng
cố cơ chế khiếu nại, tố cáo cho hiệu quả. Cần có hình thức trọng tài bảo vệ quyền
của người dân khi bị ảnh hưởng.
Bốn
là, Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp nhất là người
đứng đầu cơ quan đơn vị. Tập trung bồi dưỡng, giáo dục, củng cố, phát huy năng
lực, trách nhiệm và thái độ tâm tâm, tận tùy vì dân phục vụ của đội ngũ công chức,
viên chức trong bộ máy công quyền. “Dân thụ hưởng” phải được bắt đầu từ
việc “trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có
trách nhiệm với dân”.
Năm
là, nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ trên cơ sở “Tăng
cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với
siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước, và của cán bộ, công
chức, viên chức”[3] để mọi người dân đều được thụ hưởng công
bằng, bình đẳng, để thực hiện được “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn
vinh, hạnh phúc; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt
Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...”[4]./.
NBL-H2
[1],[2]
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Sđd, t.2, tr.249, 248,192
[3],[4]
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Sđd,t.1, tr.27, 28, 110, 111
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét