Một là, quán triệt nguyên tắc
toàn diện trong quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào giảng dạy
Văn kiện trình Đại hội XIII “đã
được tiến hành rất công phu, chu đáo, bài bản, qua nhiều lần, nhiều vòng, từng
bước hoàn thiện, có nhiều đổi mới quan trọng về nội dung và phương pháp. Quán
triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên
định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển, trên cơ sở phát huy dân chủ rộng
rãi, dự thảo các văn kiện thực sự là sản phẩm kết tinh trí tuệ của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta”1. Nội dung của Nghị quyết đề cập một cách toàn
diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và hội nhập
quốc tế. Vì thế, khi nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết cần phải có quan
điểm toàn diện để tiếp cận nội hàm của từng quan điểm, tư tưởng về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh..., đồng thời phải đi vào
trọng tâm, trọng điểm, từng vấn đề, từng nội dung trong văn kiện để thấy hết
bức tranh chung trong Nghị quyết, thấy được những điểm nhấn, điểm trọng tâm
trong một chỉnh thể thống nhất. Vì vậy, chỉ có quan điểm toàn diện mới thấy hết
được giá trị, tầm vóc của Nghị quyết Đại hội XIII và ở đó là những luận điểm lý
luận sâu sắc được tổng kết từ thực tiễn đất nước trong mối quan hệ với tình
hình thế giới, khu vực với những diễn biến tác động trực tiếp đến tình hình
nước ta.
Mặt khác, quán triệt nguyên
tắc toàn diện trong nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII
giúp cho chúng ta có phương pháp tiếp cận khoa học, thấy được tính chỉnh thể hệ
thống của Văn kiện Đại hội XIII nhưng không dàn đều và cần nghiên cứu phát hiện
những nội dung mới, những vấn đề trọng điểm của từng quan điểm của Đảng. Vì
thế, khi nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII vào giảng dạy cần phải
toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm để vừa tránh sự chung chung, hời hợt,
phiến diện - “thấy cây mà không thấy rừng” vừa tránh sự dàn đều, không thấy hết
những nội dung cơ bản, căn cốt, những điểm mấu chốt trong Nghị quyết. Đồng thời
cần nắm được những nội dung then chốt nhất, nhất là những vấn đề liên quan đến
nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng, an ninh, những quan điểm, chủ trương
về xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng quân đội nhân dân trong những năm tới.
Đồng thời, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết phải tra cứu, tìm tòi sâu sắc
từng quan điểm, tư tưởng, đặc biệt là những luận cứ, luận chứng, cơ sở lý luận
và thực tiễn để làm rõ từng quan điểm, chủ trương, giải pháp cho sâu sắc, thấy
rõ tính kế thừa và phát triển, thể hiện tư duy và tầm nhìn của Đảng ta trong
Văn kiện Nghị quyết Đại hội. Như vậy mới thấy rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của
từng quan điểm, chủ trương mà vận dụng vào giảng dạy.
Hai là, Quán triệt nguyên tắc
phát triển trong nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào
giảng dạy
Nghị quyết Đại hội XIII với phương
châm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa
và phát triển. Nghị quyết đã khái quát nhiều quan điểm, tư tưởng mới được biểu
hiện ở các Văn kiện Đại hội. Những nội dung quan điểm, tư tưởng mới trong Văn
kiện Đại hội XIII là kết quả của quá trình nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và được vận dụng một cách sáng tạo
trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận và khi trở thành Nghị quyết
của Đảng thì nó là cơ sở để góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận trong
toàn xã hội thực hiện mục tiêu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Việc nghiên cứu phát hiện những nội
dung mới có ý nghĩa về khoa học và chính trị, thấy được sự phát triển nhận thức
của Đảng ta, tức là, từ thực tiễn, Đảng ta đã khái quát, dự báo, đưa ra phương
hướng để lãnh đạo, chỉ đạo toàn xã hội và cũng từ những quan điểm, tư tưởng mới
là những đóng góp, bổ sung về lý luận qua mỗi kỳ Đại hội đã làm phong phú thêm
lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ba là, quán triệt quan điểm thực
tiễn trong nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào giảng
dạy
Tính thực tiễn là một phương pháp
luận trong nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII. Nghĩa là, Nghị quyết
của Đảng được, khái quát từ thực tiễn nước ta, từ các địa phương, cơ quan, đơn
vị, bộ ngành, lĩnh vực hoạt động và tất yếu Nghị quyết sẽ quay trở về chỉ đạo
thực tiễn để đạt được mục đích và hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu, học tập, quán
triệt Nghị quyết Đại hội XIII cần thấy rõ tính thực tiễn trong từng quan điểm,
tư tưởng của Đảng ta; thấy rõ đây là “sự hội tụ đậm đặc” của mối quan hệ giữa
tồn tại xã hội và ý thức xã hội: Tồn tại xã hội của Việt Nam và đường lối lãnh
đạo đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam - mối quan hệ không thể tách rời và đã
trở thành quy luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Với những kinh nghiệm sâu sắc được
rút ra từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã quán triệt nguyên tắc thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin và với tinh thần “Nhìn
thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, bám sát thực tiễn của
đất nước”[1], vì vậy, mọi
quan điểm, chủ trương, giải pháp trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đều là
sự tổng kết thực tiễn từ các địa phương, cơ quan, đơn vị trong cả nước và sự
đóng góp tâm huyết của hàng triệu lượt ý kiến vào dự thảo các Văn kiện.
Văn kiện Đại hội XIII là sự tổng
kết thực tiễn sâu sắc về quá trình đổi mới đất nước. Để thực hiện mục tiêu,
khát vọng hùng cường “sánh vai với các cường quốc năm châu” Đảng ra rất coi
trọng phát huy nguồn lực, động lực từ thực tiễn và những bài học kinh nghiệm
qua 35 năm đổi mới đất nước. Từ tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận để Đảng
ta đi đến một kết luận: “Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm
thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa.
Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển
mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế
được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ
rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế
như ngày nay”[2]
Quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII
giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là
biện chứng giữa nghiên cứu, học tập, quán triệt và tham gia tuyên truyền Nghị
quyết của Đảng. Vì vậy, cần quán triệt tư tưởng chỉ đạo “là công việc thường
xuyên, phải được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, khoa học trong suốt cả
nhiệm kỳ”[3] nhằm bổ sung,
cập nhật những vấn đề mới trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng vào giảng dạy. Mỗi giảng viên cần quán triệt Nghị quyết Đại hội
XIII vào giảng dạy ở từng bài giảng, từng môn học giúp người học có thể tiếp
cận, cập nhật nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết một cách hiệu quả và
chuyển biến thành hành động trong thực tiễn xây dựng quân đội, củng cố quốc
phòng góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa./.
ĐHQ-H2
1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự
thật, Hà Nội 2021, tr.19.
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.64.
[2] Đảng
Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự
thật, Hà Nội 2021, tr.103 - 104.
[3] Ban
Chấp hành Trung ương, Chỉ thị của Bộ
Chính trị về nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực
hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Số 01-CT/TW, Hà Nội, ngày 09/3/2021.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét