Nếu
những ai từng nghiên cứu về “Binh pháp Tôn Tử” sẽ không lạ gì kế sách “không
đánh mà thắng” và đó chính là cái nôi sản sinh ra cái gọi là chiến lược “Diễn
biến hòa bình” của Mỹ và đồng minh thực hiện nhằm lật đổ chế độ mà họ coi là
thù địch hoặc thiếu thiện chí theo dạng “tự diễn biến, tự sụp đổ”.
Dưới
góc độ khoa học an ninh, chiến lược “diễn biến hòa bình” là chiến lược tổng hợp
của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) và các thế lực thù địch dùng biện pháp “phi vũ
trang” là chủ yếu để chống phá, tiến tới lật đổ chế độ chính trị ở các nước xã
hội chủ nghĩa (XHCN). Thực ra, các biện pháp “diễn biến hòa bình” bằng chiến
tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp, bóp nghẹt về kinh tế... làm suy yếu, tan
rã đối phương nhằm mục tiêu “không đánh mà thắng” (kế sách của Tôn Tử), đã được
các nhà chính trị, quân sự nhiều nước thực hiện từ lâu. Nhưng đó thường là những
biện pháp hỗ trợ, bổ sung cho các hành động tiến công quân sự.
Để
thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” ở Việt Nam, thời gian gần đây các thế
lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động nhằm làm gây hỗn loạn về tư tưởng, tạo ra
“những khoảng trống” để nhằm mục đích xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Các
thế lực thù địch tập trung lợi dụng triệt để sử dụng Internet, các trang mạng
xã hội, để truyền bá các quan điểm sai trái, tung tin xuyên tạc đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh các đồng
chí lãnh đạo cấp cao nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm niềm
tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Để
thực hiện kịch bản giống ở Liên Xô và Đông Âu trước đây, các thế lực thù địch
tích cực đẩy mạnh thực hiện một số thủ đoạn cũ nhằm vào nội bộ ta nhưng theo
phương thức “bình cũ rượu mới”, đó là: Tìm cách đẩy nhanh quá trình “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ, đưa ra những luận điệu lập lờ, lẫn lộn giữa hai mặt
tích cực và tiêu cực, giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đến đảng
viên và nhân dân. Khuyến khích những quan điểm lệch lạc và những khuynh hướng
xã hội “dân chủ” kiểu Mỹ và phương Tây hòng làm cho người dân thấy hoài nghi về
“xã hội Việt Nam” và mơ tưởng về một “xã hội khác” được cổ xúy là tốt đẹp hơn.
Những
thủ đoạn nêu trên mặc dù không mới nhưng trong giai đoạn hiện nay nó không ngừng
thay đổi để phù hợp với tình hình mới, hoàn cảnh mới. Do đó, chúng ta phải luôn
tỉnh táo, nhận diện đúng, bình tĩnh xem xét, phân tích, để vạch trần bản chất
và có biện pháp phòng, chống hiệu quả. Tuyệt đối không được mơ hồ, mất cảnh
giác, dẫn tới bị động, lúng túng trong cuộc chiến “không khói súng” nhưng đầy
cam go, quyết liệt này./.
PVP-H4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét