Từ khi ra đời
đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quán triệt tư tưởng xây dựng nhà nước pháp
quyền của dân, do dân và vì dân, coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật – phương tiện quan trọng trong quản lý nhà nước. Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân; tổ chức và hoạt động trên cơ
sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp; quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo
đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội; tôn trọng và bảo vệ
quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà
nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội. Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp
và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước;
là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Văn kiên Đại
hội XIII xác định : “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là
nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị…”. Nhất quán tư tưởng
“thượng tôn pháp luật”. Đây là tư tưởng chỉ đạo khắc phục những hạn chế, yếu
kém mà Đại hội chỉ ra: “Chấp hành pháp luật nhìn chung chưa nghiêm; kỷ cương
phép nước có nơi, có lúc còn bị xem nhẹ, xử lý vi phạm pháp luật chưa kịp thời,
chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe”. Chính tinh thần “thượng tôn pháp luật” được
đề cao cùng với một hệ thống pháp luật hoàn thiện, thống nhất sẽ là động lực mạnh
mẽ để xây dựng xã hội lành mạnh, kỷ cương và mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh” mới được hiện thực hóa.
Tuy nhiên mới
đây trên trang mạng phản động Viettan.org có bài viết “cộng sản Việt Nam lại
nhắc đến xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”; với cách lập luận thiếu
căn cứ, tự biện, không có cơ sở khoa học và đầy tính mâu thuẫn của số phần tử
phản động cho rằng: “xây dựng nhà nước pháp quyền là mục tiêu của hầu hết
các quốc gia kém phát triển”, “xây dựng nhà nước pháp quyền còn được gắn
cái đuôi xã hội chủ nghĩa cho khác với mọi người”, “nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa một hình thức không hề tồn tại trên thực tế, chỉ là một mô hình
chủ nghĩa xã hội không tưởng đã có sẵn trong lịch sử nước Pháp”, hay như: “đẩy
mạnh nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không khác nào đem pháp luật vùi
xuống bùn nhơ” và “Việt Nam đang cai trị bằng luật rừng hay luật Đảng”… Phải
khẳng định rằng, đây là những luận điểm hết sức sai trái, phản động, xuyên tạc
sự thật, phản ánh không đúng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam; sâu xa hơn là chúng muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản
lý điều hành của Nhà nước.
Xét về phương
diện lý luận, nhà nước pháp quyền với tính cách là những giá trị phổ biến, là
biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ. Do vậy nhà nước pháp quyền không
phải là một kiểu nhà nước. Trong ý nghĩa này nhà nước pháp quyền được nhìn nhận
như một cách thức tổ chức nền dân chủ, cách thức tổ chức nhà nước và xã hội
trên nền tảng dân chủ. Ý tưởng về một chế độ pháp quyền đã xuất hiện từ xa xưa,
thậm chí từ thời cổ đại bởi các nhà tư tưởng phương Tây, hay tư tưởng pháp trị
tại Trung Hoa cổ đại, nhưng đến khi nhà nước tư sản ra đời, với sự xuất hiện của
nền dân chủ tư sản, nhà nước pháp quyền mới từ nhà nước ý tưởng dần trở nên một
nhà nước hiện thực. Vì vậy, nhà nước pháp quyền không những có thể xây dựng tại
các quốc gia tư bản mà vẫn có thể xây dựng tại các quốc gia phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền với tính chất là một cách thức tổ
chức và vận hành của một chế độ nhà nước và xã hội không những xây dựng trong
điều kiện chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. Như vậy trong nhận thức lý luận và
trong thực tiễn tồn tại nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa. Điều này thể hiện tính phổ biến trong xây dựng nhà nước pháp quyền.
Xét về mặt thực
tiễn Nhà nước pháp quyền là một phạm trù vừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc
thù. Nhà nước pháp quyền vừa là một giá trị chung của nhân loại, vừa là một giá
trị riêng của mỗi một dân tộc, quốc gia. Tính đặc thù của nhà nước pháp quyền
được xác định bởi hàng loạt yếu tố, các điều kiện như về lịch sử, truyền thống
– văn hoá, tâm lý xã hội của mỗi một dân tộc, các chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, văn hoá và môi trường địa lý. Các yếu tố này không chỉ tạo ra các đặc sắc,
tính riêng biệt của mỗi một dân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát
triển của mình mà còn quyết định mức độ tiếp thu và dung nạp các giá trị phổ biến
của nhà nước pháp quyền. Vì vậy, không thể có một nhà nước pháp quyền chung
chung như một mô hình cho mọi quốc gia, dân tộc. Mỗi một quốc gia, dân tộc, tuỳ
thuộc vào các đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế – xã hội và trình độ phát
triển mà xây dựng cho mình một mô hình nhà nước pháp quyền thích hợp.
Xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là quá trình nhận thức, phát triển tư duy của
Đảng ta ngày càng hoàn thiện hơn; đồng thời, là một nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy,
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần quán triệt, thực hiện hiệu quả quan điểm
của Đại hội XIII là thiết thực góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Như vậy, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mà
chúng ta đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện có đầy đủ cơ sở khoa học lý luận và
thực tiễn, là sự vận dụng sáng tạo, hợp lý tri thức về nhà nước pháp quyền của
thế giới vào thực tiễn Việt Nam, vừa mang đầy đủ những giá trị phổ quát, chuẩn
mực của một nhà nước pháp quyền, vừa mang những nét đặc thù chính trị, kinh tế,
văn hóa của Việt Nam. Do đó, mỗi người dân cần nhận rõ bản chất sự việc, tỉnh
táo khi tiếp nhận thông tin, nêu cao tinh thần cảnh giác tránh bị kích động bởi
những thông tin không đúng của các thế lực thù định./.
=TXD-H2=
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét