Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là
cơ sở nhận thức và chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Nghiên cứu, quán triệt, học
tập, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là việc làm hết sức cần
thiết của mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm thực hiện thắng
lợi Nghị quyết.
Giảng dạy các môn lý luận Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm cung cấp thế giới quan, phương pháp luận
biện chứng, nâng cao ý thức hệ, niềm tin cộng sản cho người học đồng
thời luận giải, làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn đặt ra. Chủ nghĩa Mác -
Lênin chỉ rõ: Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau,
quy định, tác động qua lại với nhau; lý luận phải gắn liền với thực tiễn, được
khái quát từ thực tiễn đồng thời phải được thực tiễn soi rọi và kiểm nghiệm.
V.I.Lênin đã chỉ rõ: Chúng ta
không được phép coi triết học Mác đã hoàn bị triệt để mà triết học Mác là hệ
thống triết học mở, những người cộng sản nếu không muốn mình lạc hậu thì phải
thường xuyên vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển… Từ đó suy rộng ra, từ
yêu cầu phát triển và bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta không được
phép coi những các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những
giáo điều khô cứng, xa rời cuộc sống, mà phải coi đó là một hệ thống lý luận
khoa học và cách mạng. Tính khoa học và cách mạng được được thể hiện: Luôn
phát triển gắn liền với thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân;
là sự kế thừa những mặt tích cực, phê phán những mặt hạn chế của các quan điểm
trong lịch sử; là kết quả tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, lấy thực tiễn lịch sử
để kiểm tra các kết luận lý luận của mình. Chính điều đó làm cho các môn lý
luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không ngừng phát triển. Nghị quyết
Đại hội XIII của Đảng là sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động, và sự vận dụng sáng tạo lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn. Vì vậy, giảng dạy các môn lý luận Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải gắn với việc nhận thức, quán triệt và vận
dụng các nội dung trong nghị quyết, việc phân tích, luận giải và phát triển
các nội dung của Nghị quyết một cơ sở thực tiễn, một nhân tố quan trọng để
phát triển và làm phong phú, sau sắc thêm nội dung, bản chất của các
môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Mặt khác, chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là vũ khí lý luận quan trọng của Đảng trong cuộc
đấu tranh tư tưởng, là hạt nhân lý luận của thế giới quan, phương pháp luận của
giai cấp công nhân. Quan điểm của Đảng phải được soi sáng, luận giải một cách
khoa học để có đủ cơ sở đứng vững trước sự tấn công của rất nhiều quan điểm đối
lập, phản động hiện nay. C.Mác chỉ ra: “Lực lượng vật chất chỉ có thể đánh
đổ bằng lực lượng vật chất, lý luận cũng trở thành vật chất khi nó được thâm
nhập vào quần chúng nhân dân. Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ
khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần
của mình”[1]. Do vậy, việc
giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhất thiết phải
kết hợp với các quan điểm của Đảng để làm sáng tỏ các quan điểm đó.
Từ nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự chống phá tư tưởng, lý
luận của các thế lực thù địch hiện nay. Việc quán triệt Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng trong giảng các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
còn làm cho bài giảng có nội dung sinh động, thiết thực, tránh tình trạng nói
lý thuyết suông, khô khan, nhàm chán, giúp cho người học nắm chắc nội dung bài
học và ý nghĩa sâu sắc của nó, khuyến khích người học tìm tòi, sáng tạo trong
học tập, nghiên cứu. Qua đó góp phần trực tiếp đấu tranh với các quan điểm
sai trái, thù địch, phản động, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng
của Đảng. Vì vậy, iệc vận dụng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là tất yếu, khách quan./.
ĐHQ-H2
[1] Một số vấn đề về chủ
nghĩa Mác - Lênin trong thời đại hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 1996, tr. 23.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét