Trong nhiều
tác phẩm, C.Mác - Ph.Ăng-ghen đã chỉ ra nguồn gốc, bản chất, chức năng của tôn
giáo và quan điểm của những người cộng sản đối với vấn đề tôn giáo. Theo đó,
tôn giáo là lĩnh vực quan trọng thuộc nhu cầu tồn tại của cuộc sống con người
mà bất cứ thời đại nào của nền văn minh nhân loại (từ khi có chế độ sở hữu tư
nhân tới nay) người ta đều phải đưa ra những triết lý, quan niệm, tiêu chuẩn,
quy định ứng xử và điều chỉnh quan hệ xã hội của thời đại họ đang sống. Tôn
giáo, tín ngưỡng là quyền tự do của con người. Nó còn là niềm tin của con người
vào những giáo lý mang tính nhân văn, hướng con người vào những điều nhân ái, vị
tha, từ bi, bác ái, tu thân, hướng thiện và hoàn lương. Giáo lý của các tôn
giáo chân chính làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của loài người. Tôn giáo có
thể còn tồn tại rất lâu, một khi những thiên tai đe dọa con người chưa được khống
chế và những bất công, vô nhân tính trong xã hội vẫn còn. Những người cộng sản
theo chủ nghĩa duy vật biện chứng hiểu rằng, ban đầu “tất cả tôn giáo chẳng qua
chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc con người - của những lực lượng ở
bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những
lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế... Nhưng
chẳng bao lâu, bên cạnh những lực lượng thiên nhiên, lại còn có cả những lực lượng
xã hội tác động - những lực lượng này đối lập với con người, một cách cũng xa lạ
lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ, và cũng thống trị họ với cái vẻ tất
yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự nhiên vậy”[1]. Và “... tôn
giáo vẫn có thể tiếp tục tồn tại với tư cách là một hình thức trực tiếp, nghĩa
là một hình thức cảm xúc của thái độ của con người đối với lực lượng xa lạ, tự
nhiên và xã hội, chừng nào con người còn chịu sự thống trị của những lực lượng
đó... Do đó cơ sở thực tế của sự phản ánh có tính chất tôn giáo của hiện thực vẫn
tiếp tục tồn tại và cùng với cơ sở đó thì chính ngay sự phản ánh của nó trong
tôn giáo cũng tiếp tục tồn tại”[2].
Thực tiễn cho
thấy, hiện nay nhiều người chưa hiểu hoặc cố tình không hiểu cặn kẽ về câu nói
này của C.Mác. Từ cách hiểu chưa đúng của mỗi người dẫn đến còn có những cấn
cá, thậm chí hoài nghi cách xử lý của Đảng, chính quyền các cấp trong xử lý những
vấn đề cụ thể liên quan đến tôn giáo trong xã hội, mà các thế lực thù địch đang
ra sức lợi dụng vấn đề tín ngưỡng tôn giáo để chống phá, chúng lợi dụng sự kém
hiểu biết của một bộ phận không nhỏ nhân dân để tuyên truyền, xuyên tác chính
sách đại đoàn kết toàn dân của Đảng. Gần đây, trang Thông luận đã đăng bài “Mê
muội” cho rằng: “…Ý của C.Mác cho rằng niềm tin tôn giáo làm cho nhân dân mê muội.
Thật sự đây là góc nhìn đầy ác cảm của C.Mác”…Từ dẫn luận này họ khẳng định “Có
một điều ai cũng nhìn thấy, đó là những ai đặt niềm tin tuyệt đối vào Chủ nghĩa
Mác - Lênin đều là những con người mê muội, độc ác và vong ân bội nghĩa”…
Vậy hiểu như
thế nào về câu nói của C.Mác cho đúng là vấn đề rất cần thiết cho mỗi chúng ta.
Hiểu cho đúng giúp mỗi chúng ta bình tĩnh, tin tưởng tuyệt đối vào chính sách
tôn giáo và giải quết những vấn đề cụ thể liên quan đến tôn giáo của Đảng; vừa
có cơ sở để vạch trần những luận điệu xuyên tác của các thế lực phản động.
Trong Tác phẩm:
Lời đầu của góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel, C.Mác viết: “Sự
đau khổ của tôn giáo, một mặt là biểu hiện của sự đau khổ hiện thực và mặt khác
là sự phản kháng chống lại sự khổ đau hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của
chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần
của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.”
Theo C.Mác,
tôn giáo là chỗ dựa cho quần chúng nhân dân bị áp bức bóc lột trong một thế giới
không có trái tim, không có tình yêu thương. Là tinh thần con người trong một
xã hội đặt đồng tiền lên trên mọi giá trị đạo đức, pháp luật. Tôn giáo phản ánh
sự đau khổ của hiện thực. Khi nhân dân lao động đau khổ, bị áp bức đến cùng cực,
họ không thể phản kháng, họ bất lực không tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau
thì tôn giáo chính là chỗ họ tìm đến để hy vọng một đấng siêu nhân nào đó ban
phát cho họ cuộc sống tốt đẹp. Những hy vọng ấy là sự phản kháng yếu ớt chống lại
đau khổ hiện thực.
C.Mác chỉ ra mặt tích cực của tôn giáo cũng đồng thời nêu rõ mặt hạn chế của
nó. Tôn giáo chỉ tạm thời ru ngủ được bộ phận nhân dân, giúp họ tạm quên đi nỗi
đau của sự bần cùng. nhưng khi quay trở lại với hiện thực, để giải quyết triệt
để được sự đói khổ, áp bức, bất công thì chính quần chúng nhân dân mới là người
có sức mạnh để giải quyết triệt để chứ không phải tôn giáo.
Trong xã hội hiện thực, còn áp bức, bóc lột, bất công thì tôn giáo đương nhiên
còn tồn tại, không thể loại bỏ nó, Chỉ khi nào xã hội không còn phân chia giai
cấp, không còn
Như vậy, quan
điểm của Đảng ta về tôn giáo là rõ ràng, nhất quán, đảm bảo quyền tự do, dân chủ.
Trong khi đó, hiện nay, có những cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước vẫn cho rằng
ở Việt Nam người dân không có quyền tự do tín ngưỡng, tôn của nhân loại, kìm
hãm sự phát triển của tư duy con người trong những bức tường chật hẹp của những
sách kinh, giáo điều. Nhưng cũng không thể không nhắc đến ý nghĩa của tôn giáo
như là một phương thuốc giảm đau cho những con người đang bất lực trước tự
nhiên kinh khủng và bí ẩn, đang rên siết trong gông cùm của nô dịch và đàn áp,
bất công. Bởi vậy, khi nghiên cứu về tôn giáo phải nắm vững quan điểm toàn diện
của chủ nghĩa Mác – Lênin, không thể chỉ xem xét nó một cách phiến diện trong
những mặt tiêu cực và hạn chế. áp bức, bóc lột, bất công, tôn giáo sẽ tự nó mất
đi./.
NTP-H8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét