Pages - Menu

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2022

LẠI MỘT LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA VIỆT HOÀNG

         

          Trong những ngày đầu tháng 5 vừa qua, trên trang Brueau CTM Media- Á Châu đã đăng tải bài viết của Việt Hoàng với tiêu đề: “Ngoại giao phản dân’ làm nhục cả dân tộc lẫn quốc thể”. Trong đó, Y cho rằng, nền ngoại giao của Việt Nam với đường lối bị động, lại cục bộ, “chọn phe” nên “rơi vào thế kẹt của một nền ngoại giao làm nhục cả dân tộc lẫn quốc thể”. Đây là luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước cũng như thành tựu của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; cố tình bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước ta, bởi lẽ:

          Như chúng ta đã biết, bất kỳ quốc gia, dân tộc nào trong quá trình hình thành và phát triển của mình cũng đều phải xử lý hai vấn đề cơ bản là đối nội và đối ngoại. Hai vấn đề này có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau như hai cái cánh của một con chim, tạo thế và lực cho nhau, gắn kết và đan xen ngày càng chặt chẽ với nhau, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đối ngoại ngày nay không chỉ là sự nối tiếp của chính sách đối nội, mà còn là một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của các quốc gia, dân tộc.

          Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia, quan hệ kinh tế – thương mại với hơn 230 nước và vùng lãnh thổ, có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với 30 quốc gia. Việt Nam cũng là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO… Đảng Cộng sản Việt Nam đã có quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia, bao gồm khoảng 90 đảng cộng sản và công nhân quốc tế, các đảng cầm quyền và tham chính có vai trò quan trọng. Quốc hội có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 quốc gia và tham gia tích cực tại nhiều diễn đàn nghị viện quốc tế quan trọng.

          Trước những diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo của tình hình thế giới và khu vực những năm gần đây, nhưng ngoại giao của Việt Nam vẫn đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Chủ tịch ASEAN 2020, với nhiều đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào xây dựng Cộng đồng ASEAN; trúng cử vào nhiều tổ chức đa phương có uy tín như Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC), Hội đồng Chấp hành UNESCO, Hội đồng Khai thác Bưu chính của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU),… Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong hai năm vừa qua, thông qua đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao y tế, ngoại giao vaccine, chúng ta đã tranh thủ được sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế về vaccine, thiết bị y tế và thuốc điều trị, góp phần quan trọng vào phòng, chống và thích ứng an toàn với dịch Covid-19. Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau hơn 35 năm đổi mới, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần; chính trị, xã hội ổn định trên cơ sở khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường đã góp phần tạo nên: cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước như ngày nay.

          Trong quan hệ quốc tế Việt Nam luôn thẳng thắn, chân thành; xử lý hài hòa, có lý, có tình mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia – dân tộc và nghĩa vụ, trách nhiệm quốc tế, giàu tính nhân văn, luôn nỗ lực tìm kiếm và tạo dựng đồng thuận, bảo đảm sự hài hòa lợi ích của các bên, do đó đã huy động mạnh mẽ được nhiều nguồn lực bên ngoài cho công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres từng nhận định: Việt Nam khi làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an đã thể hiện sự khéo léo, vai trò trung gian, cầu nối trong hỗ trợ giải quyết bất đồng, tạo không khí hòa dịu giữa các nước lớn.

          Những kết quả nổi bật cùng nhận định, đánh giá nêu trên là minh chứng sinh động, rõ ràng bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc của Việt Hoàng. Vì vậy, mỗi người cần nâng cao cảnh giác, nhận diện và đấu tranh với những luận điệu sai trái, xuyên tạc của Việt Hoàng cùng đồng bọn của y./.

PTC-H8

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét