Khi bàn về vấn đề xây dựng Đảng, xây dựng chủ nghĩa xã
hội, Lê-nin có luận điểm rất chí lý: “Không ai có thể tiêu diệt được chúng ta
ngoài những sai lầm của bản thân chúng ta”. Nhận định: “Tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” ở nước ta đang diễn biến hết sức phức tạp trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội với nhiều mức độ khác nhau. Nguy cơ trước hết và trọng tâm của “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” vẫn là trong lĩnh vực tư tưởng chính trị. Nếu lĩnh
vực tư tưởng chính trị bất ổn thì các lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa, giáo
dục, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... sẽ khó có khả năng và điều kiện phát
triển lành mạnh. Khi tư tưởng chính trị bị chệch hướng, bộ máy Đảng và Nhà nước
bị chia rẽ thì nguy cơ sụp đổ của thể chế chính trị là điều khó tránh khỏi.
Trung ương chỉ
rõ 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng - chính trị, đạo đức - lối
sống, và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"
trong nội bộ mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII, XIII) chỉ ra là: Nói, viết,
làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm
của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và
lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Như vậy, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh
đạo Đảng, Nhà nước là một trong các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”;
đồng thời, đó cũng là một nội dung trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Do đó, kịp thời ngăn
chặn biểu hiện này không chỉ là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng
Đảng mà còn là biện pháp để đập tan những luận điệu xuyên tạc của các thế lực
thù địch.
Trong các lãnh tụ tiền bối, người bị các thế lực thù
địch xuyên tạc, bịa đặt nhiều nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng bịa đặt, Hồ
Chí Minh thực chất chỉ là người “dân tộc chủ nghĩa”. Chúng xuyên tạc tư tưởng
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, không có gì quý hơn độc lập tự
do của Hồ Chí Minh là “phi nhân tính”.
Chúng suy luận: “Nhân dân Việt Nam đi theo con đường
cách mạng Hồ Chí Minh là sai lầm, là đi vào ngõ cụt”. Chúng còn dựng những câu
chuyện hoang đường về thân thế, đời tư của Người cùng với việc vẽ lên “chân
dung” người cộng sản không có tình cảm, tình nghĩa cha con, vợ chồng, anh em;
công khai mục tiêu phá bỏ thần tượng Hồ Chí Minh.
Để tăng cường xuyên tạc, vu cáo, các thế lực thù địch
đã tổ chức một số cuộc hội thảo, tọa đàm, diễn đàn quốc tế ở các nước có đông
bà con Việt kiều sinh sống và làm việc như: Australia, Mỹ, Canada... rồi gửi
thư ngỏ, tài liệu truyền bá tư tưởng phản động, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh
tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và các cơ quan chức năng trong nước, đại
diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài. Qua đó, chúng ra sức rêu rao rằng tư
tưởng Hồ Chí Minh đã lỗi thời, lạc hậu, đề nghị Đảng, Nhà nước Việt Nam cần
thay đổi bằng hệ tư tưởng mới.
Sự chống phá của các thế lực thù địch quyết liệt là
vậy, nhưng thực tế đã cho thấy, thân thế, sự nghiệp và tư tưởng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh mãi là một di sản quý báu của Đảng và dân tộc Việt Nam. Cho đến nay,
nhiều công trình khoa học, chương trình nghiên cứu, bài nói, bài viết của các
học giả, nhân sĩ, trí thức, nhà chính trị… trong và ngoài nước đã công bố là
minh chứng rõ nét.
Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh được toàn thể nhân dân
Việt Nam qua nhiều thế hệ và nhiều tổ chức, cá nhân có lương tri trên thế giới
ngưỡng mộ, tôn vinh. Trong đó, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên
hợp quốc (UNESCO), năm 1987, đã ra Nghị quyết về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ
tịch Hồ Chí Minh; trong đó, đánh giá Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc và
Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.
Với ý nghĩa đó, mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa,
nhưng cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Người đã trở thành giá trị văn hóa có
sức thẩm thấu và lan tỏa mạnh mẽ; là tài sản tinh thần vô cùng quý báu của dân
tộc Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển; cùng với chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của
Đảng, của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xin nhắc lại rằng, mục đích trong sáng, cao nhất của
việc duy trì nghiêm kỷ luật Đảng là ngăn chặn cán bộ, đảng viên vi phạm
chứ không phải là sự “thanh trừng”, "bài xích",
"hạ bệ" nhau trong hàng ngũ nội bộ. Ở khoản 1, Điều 2,
Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30-3-2013 về quy định xử lý kỷ luật
đảng viên vi phạm của Bộ Chính trị, xác định: "Tất cả đảng viên đều
bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương
vị, lĩnh vực công tác nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem
xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh". Có nghĩa là mọi cán bộ, đảng
viên đều bình đẳng trước kỷ luật Đảng; không có bất kỳ lực lượng, thành
phần, cá nhân ngoại lệ, đứng ngoài, đứng trên kỷ luật Đảng.
Thế nhưng, việc giữ nghiêm kỷ luật Đảng tuyệt nhiên không phải
thi hành kỷ luật thật nhiều, thật nặng mà chính là một cách xây dựng, duy
trì ý thức tổ chức kỷ luật trong mỗi tổ chức, cá nhân. Những con số
về cán bộ bị kỷ luật đã được thống kê dẫu khiến chúng ta đau xót nhưng cũng chỉ
là những “con sâu làm rầu nồi canh” so với 5,3 triệu đảng viên của Đảng
luôn giữ vững lý tưởng cộng sản, nhiệt huyết cách mạng, kiên định mục tiêu duy
nhất và trên hết là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; góp phần đưa sự nghiệp
cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng.
Thực tế cho thấy, việc thực hành kỷ luật và xử lý
nghiêm những trường hợp vi phạm không nằm ngoài mục tiêu nâng cao chất lượng
công tác giáo dục bộ đội, giúp cảnh tỉnh, răn đe cán bộ, chiến sĩ toàn quân
phải có trách nhiệm không ngừng học tập, rèn luyện để tiến bộ, trưởng thành;
kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng, hành vi tiêu cực, làm ảnh
hưởng đến bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội và phẩm chất Bộ đội Cụ
Hồ. Ở nhiều kỳ họp của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, nhất là các kỳ họp
của Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, các đồng chí chủ trì luôn khẳng định
quyết tâm phải duy trì nghiêm túc, chặt chẽ kỷ luật Đảng trong Đảng bộ Quân đội
nói chung, từng tổ chức đảng nói riêng. Phải quyết liệt làm điều đó để Đảng bộ
Quân đội ngày càng xứng đáng là đảng bộ mẫu mực trên nhiều phương diện; nhất là
trên lĩnh vực xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Quán triệt tinh thần đó, các cấp ủy, chỉ huy trong
toàn quân luôn nhận thức rõ một yêu cầu thường nhật là: Tổ chức trong quân đội
phải có kỷ luật tự giác, nghiêm minh, mẫu mực. Quan điểm xuyên suốt là phải
tăng cường công tác quản lý, giáo dục để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm
pháp luật và vi phạm kỷ luật trong QĐND Việt Nam; lãnh đạo, chỉ huy các cấp
tuyệt đối không bao che, giấu giếm khuyết điểm; phải phân tích thấu đáo, làm rõ
hành vi và mức độ vi phạm kỷ luật xảy ra trong đơn vị; đồng thời tiến hành xử
lý nghiêm minh, công khai, dân chủ, kịp thời các vụ việc vi phạm kỷ luật theo
đúng điều lệnh, kỷ luật quân đội và pháp luật Nhà nước. Phải làm thật nghiêm,
thật quyết liệt, vì kỷ luật cán bộ không thể làm suy yếu tổ chức mà có tác dụng
giúp mỗi cơ quan, đơn vị thêm vững mạnh; không làm giảm đi truyền thống và bản
chất tốt đẹp của đội quân anh hùng, mà còn là một phương cách để QĐND Việt Nam
ngày càng trưởng thành, lớn mạnh. Đó là một sự thật hiển nhiên-một chân lý bất
biến khiến những kẻ thủ ác, hiềm khích, chống phá cách mạng không thể phủ nhận
hoặc làm lung lay được!
Đặc biệt, với những kẻ cố tình xuyên tạc, bịa đặt, vu
cáo vì động cơ chính trị, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự an toàn xã hội cần
được xử lý một cách kiên quyết, nghiêm minh. Luật An ninh mạng có hiệu lực từ
ngày 01/01/2019 là cơ sở pháp lý và là biện pháp răn đe đủ mạnh để xử lý các
đối tượng tung tin, bịa đặt, vu khống, xuyên tạc, vu cáo các lãnh tụ tiền bối
và lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại
chúng.
Đối với đảng viên, bên cạnh việc đề cao cảnh giác, sẵn
sàng phản bác luận điệu xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch, cần thực
hiện nghiêm Quy định số 102-QĐ/TƯ ngày 15/11/2017 và 19 Điều đảng viên không
được làm mà DDaij hội XIII sửa đổi và ban hành Đảng của Ban Chấp hành Trung
ương quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, trong đó áp dụng hình thức cao
nhất là khai trừ khỏi Đảng đối với nhiều vi phạm, trong đó có trường hợp bôi
nhọ lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước…
Cuối cùng, để kịp thời ngăn chặn tình trạng bịa đặt,
vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước cần phải chủ động trong
cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng văn hóa nhằm phản bác các luận điệu xuyên
tạc, chống phá, bịa đặt, vu cáo của các thế lực thù địch và những phần tử cơ
hội chính trị.
Tuy nhiên, phải có phương pháp đấu tranh khoa học;
trong phê phán phải lập luận chặt chẽ; phải thể hiện tính chiến đấu, tính sắc
bén và tính thuyết phục cao. Bên cạnh đó cần phải kịp thời chấn chỉnh những tư
tưởng, quan điểm không đúng, lệch lạc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về
biểu hiện bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Làm được như vậy
sẽ góp phần thực hiện thành công Nghị quyết hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII, XIII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ./.
NTP-H8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét