Pages - Menu

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

NHẬN DIỆN RÕ NHỮNG ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (4.0)

  

Thuật ngữ cuộc CMCN 4.0 lần đầu tiên được sử dụng năm 2011 tại Hội chợ - Công nghệ Hannover ở Cộng hòa liên bang Đức, đánh dấu một sự thay đổi căn bản đối với các phương thức sản xuất, đó là phương thức với sự kết hợp của nhiều công nghệ như công nghệ robot, công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn (Big Data), internet kết nối vạn vật, công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Chính sự kết hợp của các công nghệ mới, việc đem chúng áp dụng vào các ngành vật lý, kỹ thuật số, sinh học đã tạo nên bản chất của cuộc CMCN 4.0, tạo nên sự khác biệt của cuộc cách mạng công nghiệp lần này so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó trong lịch sử.

Cuộc CMCN 4.0 không chỉ có ảnh hưởng trong lĩnh vực sản xuất, làm tăng năng suất lao động mà còn ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 chỉ rõ 6 giải pháp quan trọng và phân công nhiệm vụ cho tất cả các Bộ, Ban, Ngành nhằm tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0[1], từ đó đặt ra yêu cầu đối với lĩnh vực văn hóa nói chung và văn hóa đọc nói riêng cần có những đổi mới mạnh mẽ nhằm gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống của lịch sử và tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp xây dựng nền văn hóa mới, phát triển văn hóa đọc góp phần hình thành con người mới Xã hội Chủ nghĩa và người quân nhân cách mạng “vừa hồng, vừa chuyên”.

Trước sự phát triển của cuộc CMCN 4.0, với việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ nhất là công nghệ số phát triển, internet phổ biến rộng rãi, các kênh thông tin đọc, công cụ, phương tiện phục vụ đọc được mở rộng. Người đọc sách hiện nay không nhất thiết phải tiếp cận với sách giấy truyền thống mà có thể lựa chọn tự do vô vàn kênh thông tin như qua báo chí (giấy hoặc điện tử), tài liệu điện tử (ebook, prc, pdf…), cổng thông tin điện tử, radio, internet… Thậm chí các kênh thông tin này được cập nhật thường xuyên, lưu trữ dài ngày, công cụ tìm kiếm dễ dàng và nhanh chóng. Theo đó, không gian và thời gian đọc của người học được mở rộng.

Dưới danh xưng tự phong là những người thiếu hiểu chính trường, đi trước truyền thông chính thống để vén tấm màn bí mật trong chốn thâm cung bí sử. Các thế lực thù địch, phản động đang tận dụng triệt để thành tựu của cuộc cách mạng lần thứ tư (4.0) mang lại để chống phá cách mạng Việt Nam. các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã tăng cường các hoạt động chống phá ta, trong đó chúng tập trung vào việc sử dụng mạng toàn cầu world wide web (WWW), thư điện tử (email) và các trang thông tin điện tử, mạng nội bộ, mạng xã hội (facebook, twitter, whatsapp, youtube, blog cá nhân) đặt ở nước ngoài và các apps (ứng dụng) trên thiết bị thông minh để tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch chống phá nước ta. Như thời gian gần đây, một số đối tượng có mục đích xấu đã có những bài viết xuyên tạc về đời tư, các mối quan hệ và kể cả tình hình sức khỏe của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Chúng phê phán chế độ xã hội chủ nghĩa, cổ súy cho “xã hội dân sự”. Cái cớ của “xã hội dân sự” chính là tung hô những phần tử phản động chống lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dưới chiêu bài bất đồng chính kiến. Việc đánh tráo khái niệm giữa ý kiến phản biện được bảo lưu và các hoạt động chống phá đã được các thế lực thù địch khoét sâu lợi dụng. Chúng ra sức kích động giới trí thức vào cuộc để vu cáo Đảng và Nhà nước ta đàn áp những người bất đồng chính kiến, kêu gọi phong trào đấu tranh đòi thả tự do cho “tù nhân lương tâm”. Khi thời cơ chín muồi, các thế lực thù địch sẽ hình thành tổ chức chính trị đối lập tại Việt Nam. Chúng đã sử dụng bộ lý thuyết “xã hội dân sự” để chỉ trích, vu khống Đảng, Nhà nước ta, biến phản biện xã hội trở thành một quá trình không kiểm soát được, âm mưu trở thành một hoạt động dưới dạng câu lạc bộ vô chính phủ. Nếu chúng ta không tỉnh táo phát hiện và đấu tranh trực diện với luận điệu trên, các tổ chức tiền thân của “xã hội dân sự” sẽ nhanh chóng tiến hành những hoạt động “diễn biến hòa bình” theo kiểu xét lại lịch sử, chỉ trích lịch sử cách mạng của Đảng và Nhà nước ta. Theo đó, tư tưởng chính trị của đảng viên và nhân dân trở nên dao động, lòng tin vào sự nghiệp cách mạng sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Vì vậy, chúng ta phải hết sức cảnh giác, chủ động đấu tranh nhận rõ bản chất của tư tưởng phản động này, nhằm vô hiệu hóa quá trình can thiệp thô bạo từ bên ngoài với những luận điệu sai trái, bịa đặt, nguy hiểm, khó dự báo.

Các thế lực thù địch không ngừng kêu gọi, lôi kéo các phần tử cực đoan tập hợp lực lượng, sẵn sàng cho ra đời một bộ lý thuyết mới, dẫn dụ thành công một số cuộc cách mạng màu làm minh chứng cho một sự thay đổi. Luận điệu “món trứng ốp la không thể không đập vỡ một số quả trứng” có vẻ như đã tác động đến tâm lý một bộ phận mơ hồ, mất cảnh giác và a dua theo chúng. Nhưng chúng không ngờ rằng, bản chất của các hoạt động đó đã đi ngược lại truyền thống, trái với nguyện vọng và tình cảm của tuyệt đại đa số nhân dân. Sau thời gian dài chống phá không hiệu quả, đất nước ta vẫn ngày càng phát triển mạnh mẽ, Đảng ta ngày càng giữ vững bản chất, truyền thống cách mạng và vị thế của mình, các thế lực thù địch đã thay đổi nội dung và hình thức chống phá mới. Chúng ra sức cổ súy cho một xã hội mới với mô hình “độc lập về chính trị”. Về thủ đoạn, Chúng đánh vào tâm lý của một số trí thức, văn nghệ sĩ có tư tưởng dao động hoặc có sự bất mãn về thời cuộc; lợi dụng và cổ súy cho các tổ chức nhập nhèm, như: “Văn đoàn độc lập”, “Tổ chức phóng viên không biên giới”, “Trung tâm Văn bút Việt Nam”,… được đám “dân chủ” trong và ngoài nước tung hô như một thứ vũ khí lợi hại trong thời kỳ mới. Điều dễ nhận thấy là, những nội dung này vẫn là cách họ chủ quan áp đặt và chẳng có một cơ sở khoa học nào khả dĩ. Nhất là, khi chúng gắn mác cho một số phần tử là “Nhà hoạt động chính trị”, hoặc “Nhà báo độc lập” để tung tin rằng, ở Việt Nam người dân không được tự do tiếp cận thông tin, hoặc tình hình tự do báo chí ở Việt Nam đang xuống dốc tệ hại.

Chúng còn lợi dụng công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng ta hiện nay để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Ở tất cả các quốc gia với bất kỳ thể chế chính trị nào, nếu không dẹp bỏ được nạn tham nhũng thì đều dẫn tới suy vong. Bài học từ lịch sử cho thấy, phòng, chống tham nhũng là quyết sách chiến lược mang ý nghĩa tồn vong của chế độ ta. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Kỷ luật một vài người để cứu muôn người”. Và thực tế, từ sự cương quyết của Đảng ta trong việc xử lý các đại án tham nhũng, nhiều vị lãnh đạo, trong đó có không ít vị lãnh đạo cao cấp đã vướng vòng lao lý. Lòng tin của nhân dân với Đảng ngày một tăng cao; uy tín của chế độ chính trị được củng cố. Tuy nhiên, các thế lực thù địch cũng căn cứ vào đây để tăng cường xuyên tạc, chống phá. Chúng cho rằng, nếu một xã hội độc đảng cầm quyền thì sẽ thủ tiêu đấu tranh; Đảng, Nhà nước ta đang ở thế “lưỡng nan đối nghịch”, với hàm ý chống tham nhũng nhưng ngại thay đổi thể chế chính trị, v.v. Theo chúng, “muốn chống tham nhũng thì phải thay đổi lại thiết chế và xã hội để làm sao cho dân chủ hơn”; Tựu trung lại vẫn là những luận điệu “bình mới rượu cũ” với thủ đoạn thâm độc hơn. Các thế lực thù địch đang xoáy sâu vào các đại án tham nhũng để qua đó nói xấu, bôi nhọ danh dự của cán bộ, đảng viên, cũng như kích động dư luận lung lạc niềm tin vào sự phát triển của đất nước. Trước thềm đại hội Đảng, chúng tung tin đồn thổi nhiều đồng chí lãnh đạo các cấp với những nghi án tham nhũng, sân sau, v.v. Chúng ví von hành động bỉ ổi này như một mũi tên trúng hai con nhạn: (1). Làm suy giảm uy tín cá nhân lãnh đạo, gây mất đoàn kết nội bộ; (2). Làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận, để cho người dân nhìn vào đâu cũng thấy tham nhũng. Từ những “đại án” tham nhũng, các thế lực thù địch chớp ngay cơ hội, tăng cường thông tin trên mạng xã hội, ra sức công kích hòng làm giảm sút uy tín của Đảng, lung lạc niềm tin của nhân dân đối với chế độ và hệ thống chính trị. xuyên tạc, bôi nhọ danh dự, uy tín cán bộ, nhất là cán bộ có khả năng là ứng viên cho cấp ủy khóa mới của các cấp.

Chúng ta cần nhận thấy, muốn chống tham nhũng triệt để cần phải có nền pháp trị nghiêm minh, không một ai ở ngoài và ở trên luật cả. Thực tế trong thời gian gần đây, công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng ta đã đạt kết quả toàn diện; nhiều bị can, trong đó có nhiều trường hợp là cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý tiếp tục được điều tra, khởi tố. Qua đó, đã khẳng định quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” trong chống tham nhũng. Tinh thần chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu hệ thống chính trị đã cho thấy quyết tâm của toàn Đảng ta đang ra sức chỉnh đốn, làm trong sạch nội bộ. Tuy nhiên, các thế lực thù địch thì luôn rình rập để thổi bùng lên làn sóng hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, chúng tung tin thất thiệt về hậu xử lý các vụ đại án, hoặc tiếp tục chiêu bài phủ nhận kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng ta, gây ra các luồng tư tưởng khác biệt không ngoài mục đích hạ thấp vai trò, tiến tới mục tiêu đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Đây thực chất là nội dung chống phá xuyên suốt của chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Trước vận mệnh quốc gia - dân tộc, sự tồn vong của chế độ,

Như vậy, trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), chúng ta cần nhận diện rõ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, kiên quyết đấu tranh, phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch, chủ động phát hiện sớm và kịp thời xử lý, ngăn chặn các tình huống nảy sinh, bảo vệ Đảng,  Nhà nước, bảo vệ chế độ XHCN./.

NTP-H8

 



[1] Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 16/CT-TTg, VPCP, Hà Nội.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét